Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Kỹ năng cho trẻ

Bài này được copy từ Mẹ Tiếu Tiếu - Wtt

Cẩm nang tự vệ cho con

Nhân có được quyển sách Cẩm nang tự vệ cho con bạn - một quyển sách nhỏ, rẻ 29k mà lại cực kỳ hữu ích - mình tóm tắt nội dung chính để cho những ai chưa có cơ hội mua quyển sách này có thể đọc và áp dụng đảm bảo an toàn cho con trẻ. Thiết nghĩ tính mạng và sức khỏe con người , đặc biệt là con trẻ, là quan trọng nhất nên mình xé rào bản quyền mà làm việc này. Nếu các bạn gặp quyển sách khổ vuông của nhà xuất bản văn hóa thông tin thì nên mua để ủng hộ tác giả đã bổ công sức biên soạn và cũng là để có trong tay ấn phẩm đẹp, nội dung bổ ích và đầy đủ.


Khi người lạ gõ cửa

Cấp độ: 4

Tình huống: người lạ gõ cửa và xưng là: chú hàng xóm, đồ phơi nhà chú rơi xuống ban công nhà cháu, cho chú vào lấy nhé!

Xử lý
1. Nếu người lạ đòi mở cửa, thì tuyệt đối không được mở. Bé phải chốt cửa thật chặt, rồi vờ gọi bố mẹ thật to. Kẻ xấu tưởng bố mẹ ở nhà, sẽ bỏ đi ngay.
2. Nếu người lạ bảo mình là người sửa chữa bếp ga, đường ống nước, đồ điện trong nhà, hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại...bé cũng không được mở cửa cho họ; hẹn họ khi khác có bố mẹ ở nhà hẵng đến.
3. Nếu người lạ bảo là đồng nghiệp với bố mẹ, còn biết cả tên bé nữa, bé cũng vẫn phải cảnh giác, không mở cửa ngay. Bé hãy hỏi họ có việc gì cần, rồi ghi lại và bảo với bố mẹ sau.
4. Nếu người lạ ngồi lì trước cửa không chịu đi, bé hãy gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm, cũng có thể gọi điện thoại 113 báo cảnh sát.
5. Khi bố mẹ không có nhà, bé cũng bật ti vi, bật đài lớn tiếng, để kẻ xấu tưởng trong nhà có người, chúng sẽ không dám quấy rối bé.

Mất điện tối thui

Cấp độ: 3

Tình huống: trời sập tối, bố mẹ làm thêm chưa về, bé đang xem ti vi thì mất điện, nhà tối om

Xử lý:
1. Bé mở cửa sổ ngó sang bên cạnh, xem nhà hàng xóm có bị mất điện không. Nếu chỉ có nhà bé bị mất điện thì có lẽ nhà bé bị chập điện.
2. Bé tuyệt đối không tự tiện chạm tay vào công tắc, phích điện...vì rất dễ bị điện giật nguy hiểm. Bé gọi điện cho bố mẹ và hàng xóm, nhờ người lớn giúp đỡ.
3. Không được tự tiện châm nến hay bật nhiều diêm, kẻo rất dễ gây cháy nhà.
4. Bình thường hãy ghi nhớ chỗ để đèn pin, đèn sạc; khi mất điện có thể bật đèn pin và đèn sạc.
5. Hãy ngồi ra chỗ sáng, ví dụ cạnh cửa sổ có ánh trăng chiếu vào, hoặc sang nhà hàng xóm chờ đến khi bố mẹ về.

Bị điện giật

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: hai bạn đang chơi game, màn hình máy tính phụt tắt. Một bạn phát hiện phích cắm bị lỏng nên cắm lại, không ngờ hở điện thì giật

Xử lý
1. Không được cuống cuồng dùng tay kéo người bị điện giật hoặc dùng đồ vật kim loại dẫn điện chạm vào người ấy, kẻo bản thân bé sẽ bị điện giật theo. Hãy tắt công tắc điện, hoặc rút dây điện ra khỏi ổ.
2. Bé đi găng tay cao su, đi giày đế cao su để cách điện. Có thể dùng que gỗ khô, gậy tre khô để gạt sợi dây điện ra khỏi người bị giật.
3. Nếu thấy nguy hiểm, bé hãy gọi ngay người lớn đến, đừng tự mình cứu bạn.
4. Trong trường hợp người bị điện giật bị thương nặng, bé hãy tự hoặc nhờ người lớn gọi xe cứu thương và đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Mất chìa khóa

Cấp độ nguy hiểm: 3

Tình huống:  Về đến nhà, sờ tay vào cặp thì bé phát hiện không thấy chìa khóa để mở cửa vào nhà.

Xử lý:
1. Đầu tiên bé hãy bình tĩnh, từ từ nghĩ lại xem mình bỏ quên chìa khóa ở chỗ nào. Nếu là quãng đường gần thì bé hãy quay lại đoạn đuowngf mình vừa đi và nhìn xem dưới đất có chìa khóa mình rơi ở đó không.
2. Nếu không tìm thấy chìa khóa, bé hãy sang ngồi tạm nhà bác hàng xóm, chờ bố mẹ về nhà.
3. Nếu các nhà hàng xóm đều đi vắng, bé hãy vào công viên sáng sủa/ vườn hoa chung cư, có người qua lại, ngồi xem sách và bình tĩnh chờ bố mẹ.
4. Và mỗi sáng sớm khi ra khỏi nhà, bé hãy kiểm tra xem mình đã mang chìa khóa chưa nhé.

Khi người lạ gọi điện đến nhà

Cấp độ nguy hiểm: 3

Tình huống: có người gọi điện đến nhà, tự xưng là bạn của bố bé, nói muốn đến thăm gia đình bé nhưng quên mất địa chỉ, người lạ bảo bé đọc lại địa chỉ cho.

Xử lý:
1. Khi nhận được điện thoại của người lạ, hãy hết sức cẩn thận. Nếu họ hỏi: Bố mẹ cháu có nhà không? hay Nhà cháu ở đâu? thì bé đừng trả lời.
2. Nếu người lạ hỏi tìm bố và mẹ bé, đừng trả lời rằng bây giờ bố mẹ cháu không ở nhà. Bé hãy bảo rằng bố mẹ cháu đang bận chút việc, không nghe điện thoại được, có việc gì xin chú để lại lời nhắn.
3. Nếu người lạ kiên quyết đòi nói chuyện với bố mẹ, bé cũng phải đáp rõ: Bố mẹ cháu đang ở nhà hàng xóm, chú hãy để lại sổ điện thoại để bố mẹ cháu gọi lại sau.
4. Bé nhớ ghi lại số điện thoại, tên người gọi, lời nhắn và thời gian cuộc gọi.
5. Nếu người lạ nói linh tinh, đe dọa hoặc trêu chọc, bé hãy dập điện thoại ngay. Nếu người ấy gọi đi gọi lại nhiều lần, bé hãy gọi số 113 để báo cảnh sát.

Kẻ trộm lẻn vào nhà

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: Về đến nhà, bé phát hiện thấy một người lạ mặt lấm la lấm lét đứng trước cửa nhà, cửa nhà thì khép hờ mà bố mẹ vẫn chưa đi làm về mà

Xử lý:
1. Đừng sợ hãi, cuống quýt, không được gào khóc to, tuyệt đôi không được lao vào nhà tự tay bắt kẻ trộm. Bé còn rất nhỏ, bé sẽ bị kẻ trộm đánh cho đấy.
2. Bé nhớ gọi điện cho bố mẹ, giục bố mẹ về ngay.
3. Bé hãy đến nhà hàng xóm, ủy ban phường, đồn công an...để báo với các cô chú người lớn. Hoặc bé đến cửa hàng quen, về trường học gần đó báo với những người mình biết.
4. Hãy giữ bình tĩnh, rón rén, nhẹ nhàng rời khỏi nhà để không bị kẻ trộm phát giác và bỏ chạy mất.
5. Sau khi báo với người lớn, bé hãy về rình ở gần nhà, nhìn kỹ các đặc điểm ở mặt và hình dáng kẻ đột nhập vào nhà mình.
6. Nếu thấy chiếc xe lạ đỗ trước cửa nhà mình, hãy ghi nhớ biển số xe, kiểu xe và hình dáng xe để báo lại với bố mẹ và cảnh sát.

Kẹt trong thang máy

Cấp độ nguy hiểm: 4

Tình huống: thang máy đang chạy bỗng khựng dừng lại, đèn thang máy phụt tắt

Xử lý:
1. Đầu tiên bé hãy bình tĩnh, chờ một lát rồi ấn lại số 1 một lần nữa, để kiểm tra xem có đúng thang máy bị hỏng hay không.
2. Nếu quả thực thang máy vẫn không nhúc nhích, bé ấn tiếp vào nút Nguy cấp màu đỏ phía dưới bảng số. Các chú bảo vệ nghe tiếng chuông báo khẩn cấp sẽ đến cứu bé ngay.
3. Nếu chuông cấp cứu không kêu, bé hãy đập mạnh vào cửa thang máy và bốn vách xung quanh, hoặc nhảy dẫm mạnh lên sàn thang máy, để người ngoài nghe tiếng.
4. Trong khi kêu cứu, bé hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng kêu la quá nhiều, đập cửa quá lâu kẻo mệt. Khi nghe tiếng bước chân bên ngoài thì bé hãy đập mạnh hơn để họ nghe thấy tiếng.
5. Không được tự mình cậy cửa thang máy, vì nếu thang máy đột ngột chạy tiếp thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Chảo rán bốc cháy

Cấp độ nguy hiểm: 4

Tình huống: Một mình ở nhà, bé tự nấu ắn. Trong lúc chờ dầu nóng lên, lửa to quá bén vào dầu và chảo bốc cháy...

Xử lý:
1. Nếu nhà bé dùng bếp ga thì việc đầu tiên là hãy tắt ngay bếp đi
2. Đậy vung vào chảo, ngọn lửa sẽ tự tắt. Hoặc bé thả ngay một ít rau vào chảo, dầu sẽ bị nguội nhanh và ngọn lửa sẽ tắt.
3. Không được cầm tay vào cái chảo đang soi dầu, hãy để nó tự nguội đi đã. Trong lúc chảo đang bốc cháy mà bê chảo đi nơi khác gió thổi vào càng làm cho lửa bốc to hơn.
4. Nếu dầu ăn bốc lên, bắn vãi ra sàn bếp, bé hãy dùng khăn ướt phủ lên chỗ cháy, ngọn lửa sẽ tắt ngay.
5. Nếu lửa bốc to quá, bé không thể dập tắt nổi, hãy đóng cửa bếp lại thặt chặt, rồi gọi cô chú hàng xóm giúp đỡ, và gọi điện thoại cứu hỏa 114.

Lửa bắt cháy vào người

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: bé bật bếp ga định nấu gì đó ăn, không ngờ ngọn lửa bùng lên cao và liếm vào người bé

Xử lý:
1. Nếu bị lửa bén vào người đừng cuống cuồng, chạy lung tung khắp nhà. Khi bé chạy thì gió sẽ càng làm cho lửa bốc to hơn.
2. Nếu quần áo dễ cởi thì bé hãy cởi ngay đồ ra, ngâm vào nước.
3. Nếu quá gấp, không kịp cởi quần áo, bé hãy nằm ngay xuống nền nhà, lăn đi lăn lại để dập lửa trên người.
4. Tuyệt đối không được phun thẳng bình cứu hỏa vào người bị bắt lửa, vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

Rò ga

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: Bố mẹ đi vắng, bé ở nhà trông nhà. Đói bụng, định vào bếp làm cái gì đó để ăn thì ngửi toàn mùi ga.

Xử lý:
1. Khi khí ga bị rò rỉ, nếu có mồi lửa thì khí ga sẽ cháy bùng thành hỏa hoạn lớn. Vì thế, không được bật diêm bật lửa và không được bật công tắc điện nữa.
2. Bé hãy lập tức báo cho hàng xóm, bác tổ trưởng dân phố, các cô các bác sẽ gọi người sửa chữa và báo cho cả bố mẹ bé nữa.
3. Nếu bé biết cách khóa van ga thì hãy khóa van trước khi đi báo cho người lớn biết.
4. Hãy lấy khăn ướt ấp vào mũi và miệng rồi mở cửa sổ thật to để không khí mới tràn vào nhà, phòng đóng kín rất dễ gây cháy nổ khí ga.
5. Bé hãy đóng chặt cửa sổ phòng bếp, để khí ga khỏi tràn vào phòng khách và phòng ngủ

Trúng độc bếp than

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: Hai chị em ở nhà, bé nhìn sang thấy em đang xỉu dần và bản thân thì thấy đau đầu tức thở, bếp than ở góc nhà không đậy kín, lửa đang liếm ra ngoài...

Xử lý:
1. Lập tức mở cửa sổ, để không khí tươi mát vào trong phòng, xua bớt không khí độc ra ngoài, sau đó nhanh chóng đưa em ra khỏi phòng.
2. Sau đó nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, tuyệt đối không chạy nhảy để tim và phổi nghỉ ngơi, tăng cường ô xy vào người
3. Thấy bạn khác bị hôn mê bất tỉnh thì đỡ bạn ấy ra chỗ thoáng, nới cúc cổ cho bạn dễ thở hơn, gọi 115 để gọi bác sĩ tới cấp cứu.
4. Đồng thời gọi người lớn đến trợ giúp

Cháy nhà hàng xóm

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: nhà hàng xóm cháy, khói ập vào phòng bé...

Xử lý:
1. Gọi điện ngay đến số 114. Cần nói rõ với các chú cứu hỏa địa chỉ nhà mình thì các chú mới đến cứu kịp thời.
2. Tiếp theo, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm hoặc bác tổ trưởng hay người lớn mà bé biết.
3. Nếu bé đang ở tầng một thì có thể trèo cửa sổ ra ngoài. Nếu bé ở tầng trên thì hãy xuống theo đường cầu thang thoát hiểm, không được trèo qua cửa sổ.
4. Nhưng nếu lửa bốc quá to, tran ra hành lang và chặn hêt các cửa, thì bé không được mở ra nữa. Hãy lấy giẻ, chăn và quần áo nhé kín các kẽ cửa, kẻ hơ để ngăn khói ập vào nhà.
5. Lấy khăn ướt ấp vào mũi, miệng rồi quấn quần áo và chăn thật ẩm quanh người, cúi người thật thấp đến bên cửa sổ để chờ các chú cứu hỏa đến.

Rò ống nước

Cấp độ nguy hiểm: 4

Tình huống: Bé vào nhà, sàn bếp ướt sũng, chắc là ống nước bị rò rồi

Xử lý:
1. Đầu tiên, bé hãy tắt các công tắc điện, đề phòng bị chập điện, cháy nổ.
2. Sau khi tìm thấy chỗ nước rò rỉ ra ngoài, bé hãy lấy khăn, giẻ quấn chặt chỗ rò, để nước thoát ra càng ít càng tốt.
3. Thường ngày bé nhớ hỏi bố mẹ van nước của gia đình ở vị trí nào, khi bị rò rỉ nước hãy đóng chặt van vào, nước sẽ không chảy ra nữa.
4. Lập tức gọi điện cho bố mẹ, hoặc nhờ cô chú hàng xóm giúp đỡ. Nếu cần thiết người lớn sẽ đi gọi thợ sửa đường ống nước đến xử lý.
5. Hãy đóng cửa bếp lại, lấy khăn và giẻ chít chặt khe cửa, để ngăn nước khỏi vào phòng ngủ, phòng khách.

Động đất

Cấp độ nguy hiểm: 5

Tình huống: bé đang chơi đồ hàng trong nhà thì thấy bình hoa cạnh ti vi rơi xuống vỡ choang, xung quanh rung lắc dữ dội, đồ đạc rung lên từng đợt.

Xử lý:
1. Bé hãy cố gắng chạy ra khỏi nhà, đến một nơi thoáng đãng, rộng rãi và không có nhiều nhà cửa lắm.
2. Nếu không kịp ra khỏi nhà, bé hãy mau chóng nấp xuống dưới gầm bàn, gầm giường... hoặc những nơi vững chãi. Bé hãy nấp kín cho đến khi hết động đất hẵng ra, kẻo bị các đồ vật đổ vỡ rơi vào đầu.
3. Sau khi hết động đất, bé hãy kiểm tra các vòi nước, van bếp ga...trong nhà, khóa chặt chúng lại rồi ngồi yên tĩnh chờ bố mẹ về.
4. Nếu lúc xảy ra động đất, bé đang ở bên ngoài thì không được chạy vào nhà, cũng không được đứng nấp dưới biển quảng cáo lớn, biển hiệu, đường dây điện...Bé nên đứng ở nơi thoáng đãng, không có các công trình xây dựng.
5. Nếu đang ở lớp học thì bé không được chạy toán loạn, kêu khóc ầm ĩ. Hãy bình tĩnh nghe theo lời cô giáo hướng dẫn

Quên tiền rồi

Cấp độ nguy hiểm: 4

Tình huống: bé ghé vào siêu thị mua bút, lúc thanh toán thì sờ không thấy ví tiền trong túi. Làm sao bây giờ?

Xử lý:
1. Bé hãy bình tĩnh, không được mượn tiền lung tung.
2. Hãy nói với cô thu ngân, nhờ cô gọi điện cho bố mẹ bé mang tiền đến hoặc đề nghị trả lại hàng không mua nữa.
3. Nếu không có tiền để đi xe về nhà, 

Lạc mẹ ở chốn đông người
 Mức độ nguy hiểm: 5
Tình huống: Bé đi siêu thị cùng mẹ, mải với gấu bông, quay lại thì không thấy mẹ đâu
Xử lý:
1. Bị lạc, bé đừng lo lắng cũng đừng khóc lóc. Bé hãy đứng yên một chỗ, có thể bố mẹ sẽ quay lại đón bé.
2. Nếu chờ một lúc lâu mà không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chúc bảo vệ hoặc cô bán hàng, nhờ họ thông báo lên loa cho bố mẹ biết.
3. Không được chạy lung tung khắp nơi, cũng không được đi theo một người lớn nào ngoài bố mẹ và các chú bảo vệ.
4. Không được tự tiện rời khỏi nơi ấy, kẻo bố mẹ sẽ không tìm được thấy bé.
5. Hãy ngoan ngoãn nghe lời các chú bảo vệ, đứng yên bên cạnh chú chờ bố mẹ quay lại đón mình.

 Người lạ mặt cho kẹo
Mức độ nguy hiểm: 5
Tình huống: Bé cùng các bạn đang chơi ở cổng trường, có hai cô chú bước lại gần. Chú ta lịch sự hỏi đường đến bệnh viên, sau khi bé chỉ đường xong thì chú cám ơn và cô đi cùng lấy một vốc kẹo cho bé
Xử lý:
1. Nếu người lạ cho bé đồ ăn, dù ngon đến mấy, bắt mắt đến mấy bé cũng không nên ăn. Ngộ nhỡ trong đồ ăn đó có thuốc mê, bé ăn vào sẽ bị mê man bất tỉnh và bị kẻ xấu bắt đi.
2. Nếu người lạ cưỡng ép bé ăn thì hãy giãy đạp ra và kếu cứu thật to.
3. Không nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của người lạ, nếu họ bám riết lấy bé, bé hãy gọ chú cảnh sát đến giúp.
4. Sau khi về nhà, bé nhớ kể lại chuyện lại cho bố mẹ để bố mẹ đề phòng kẻ xấu.

Người lạ đến trường đón bé về
Cấp độ nguy hiểm: 5
Tình huống: Bé đứng ở cổng trường chờ bố đến đón nhưng mà vẫn chưa thấy bóng dáng, đột nhiên có một chú đến gần bé và bảo: Bố cháu bận họp đến muộn, nhờ chú đến đón, lên xe chú nào.
Xử lý:
1. Không được tin và nghe theo người lạ. Nhiều kẻ lạ mặt rất niềm nở khiến bé cảm động, những hãy đề cao cảnh giác.
2. Không được đi theo người lạ mặt. Hãy quay vào hỏi cô giáo và ở lại trường với cô, chờ đến khi bố mẹ đến đón.
3. Nếu người lạ bảo là đồng nghiệp của bố, bé hãy vào văn phòng và gọi điện cho bố để hỏi lại bố có đúng không.
4. Người lạ dù biết tên bố mẹ bé, bé cũng không được đi theo.
5. Hãy ghi nhớ vẻ mặt, dáng người, quần áo của người lạ mặt, đồng thời ghi nhớ cả biển số xe của hắn để báo lại bố mẹ, thầy cô.

Có kẻ lạ mặt rình bám theo bé
Cấp độ nguy hiểm: 5
Tình huống: Tối nay, sau khi học nhóm xong bé về nhà, bé để ý thấy có người đàn ông lạ mặt cứ bám theo bé. Bé đi chậm, gã cũng đi chậm. Bé đi nhanh, gã cũng đi nhanh.
Xử lý:
1. Cứ thế tiếp tục đi, rồi chạy thật nhanh, để thoát khỏi kẻ bám đuôi.
2. Nếu không thấy bảo vệ hoặc cảnh sát, hãy chạy đến chỗ đông người qua lại, nói với các chú bảo vệ hoặc cảnh sát giao thông.
3. Nếu không thấy các chú bảo vệ, công an hoặc cảnh sát giao thông, bé hãy chạy vào khu mua sắm, cửa hàng ở gần đó nhờ gọi điện cho bố mẹ, rồi đứng tại chỗ chờ bố mẹ đến đón.
4. Không được chạy vào ngõ hẹp, ngõ cụt. Nếu chẳng may chạy vào con ngõ như vậy, hãy lập tức nhấn chuông cửa của các nhà và kêu cứu thật to.
5. Thường ngày bé nên mang theo một cái còi trong cặp, gặp kẻ xấu bé hãy tuýt còi thật to để người đi đường chú ý.

Làm gì khi bị trấn lột
Mức độ nguy hiểm: 5
Tình huống: trên đường đi học về, bé bị mấy tên lớp trên chặn đường, đe dọa bé nộp hết tiền tiêu vặt cho chúng.
Xử lý:
1. Không nên sợ hãi, kêu khóc. Hãy nhẹ nhàng bảo chúng là hôm nay bé không mang theo tiền. Tránh gây căng thẳng, kẻo chúng dùng hung khí gây đau đớn cho bé.
2. Không nên lập tức đưa tiền cho chúng, chúng sẽ được đàng chân lân đàng đầu, lần sau lại tiếp tục trấn lột bé.
3. Bé hãy giả vờ là phải đi mượn tiền của bạn, hoặc về nhà lấy tiền, nhân cơ hội ấy trốn khỏi chúng.
4. Nếu không thể chạy thoát được, bé hãy lần lữa, chờ thấy khi thấy bóng dáng người lớn đi ngang qua thì kêu cứu thật to.
5. Bất đắc dĩ phải đưa tiền thì về nhà bé phải kể lại thật cụ thể những việc đã xảy ra, để bố mẹ thông báo với nhà trường, trừng phạt những kẻ xấu.

Khi bị đánh hội đồng
Mức độ cảnh báo: 4
Tình huống:
Xử lý:
1. Hãy giữ bình tĩnh, không đứng hò reo cổ vũ, không lao vào khuyên can, càng không nên xông vào tham gia đánh đấm.
2. Hãy chạy đến chỗ chú bảo vệ hoặc người lớn gần nhất, kể tình hình rồi nhờ chú đến giúp đỡ.
3. Nếu trong đám đánh nhau có bạn bè của bé thì hãy bình tình, vội vàng xông vào có khi không giúp được bạn mà còn làm tình hình thêm căng thẳng hơn. Tốt nhất hãy nhờ người lớn tới giúp giải tỏa.

Lái xe taxi đưa bé đến nơi lạ
Mức độ cảnh báo: 5
Tình huống: taxi thay vì đưa bé đến trường như yêu cầu của bé thì lại đưa bé rẽ vào một hướng khác.
Xử lý:
1. Đầu tiên, bé hãy bình tĩnh hỏi người lái xe là Chú có đi nhầm đường không, rồi nói địa chỉ chính xác và bảo người lái xe quay lại đúng đường.
2. Nếu người lái xe taxi vẫn đi theo hướng lạ, hãy tìm cách bảo hắn dừng xe ( Xe dừng lại là hãy nhảy ngay xuống xe, tìm đến chỗ đông người, hoặc gặp các chú cảnh sát giao thông).
3. Nếu người lái xe mặc kệ, cứ lái xe đi tiếp, bé hãy lẳng lặng quay cửa kính xuống. Đến ngã tư gặp đèn đỏ, bé hãy thò đầu ra ngoài kêu to: Cứu cháu với, cháu bị bắt cóc.
4. Nhưng nếu tên lái xe đã đưa bé đến một nơi vắng vẻ, ít người qua lại thì không nên gào khóc, khiến hắn tức giận. Hãy khóc và hỏi han chuyện gia đình hắn, may ra hắn sẽ động lòng thương thả bé ra.

Làm gì khi bị bắt cóc
Mức độ nguy hiểm: 5
Tình huống:
Xử lý:
1. Khi bị bắt cóc, hãy giãy đạp thật mạnh, kêu ầm ĩ: Cứu tôi với. Nếu thoát được tay kẻ bắt cóc, hãy chạy nay đến chỗ đông người như siêu thị, nhà hàng…
2. Nếu không thể thoát khỏi tay hắn, bé hãy vứt lại khăn, túi, giày…của mình để làm dấu cho bố mẹ và cảnh sát biết.
3. Hãy nhìn kỹ khuôn mặt, dáng người, quần áo, số xe của kẻ xấu và quan sát cả những công trình kiến trúc lớn hai bên đường.
5. Nếu kẻ xấu hỏi tên bố mẹ và điện thoại nhà bé, hãy trả lời hắn đầy đủ, kẻo sẽ bị đánh đập, tra khảo.
6. Hãy tìm cơ hội để bỏ chạy. Khi kẻ xấu không chú ý, hãy mở cửa xe và chạy xuống thật nhanh. Nếu không chạy thoát được thì đừng kêu khóc, giãy đạp. Hãy bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe, chờ cảnh sát đến giải cứu.

Gặp nguy hiểm ở chốn đông người.
Cấp độ nguy hiểm: 4
Tình huống: trong rạp chiếu phim, đột nhiên có tiếng hét và mọi người hoảng hốt chạy trốn, dẫm đạp lên nhau
Xử lý:
1. Những lúc gặp nguy hiểm chốn đông người, bé hãy giữ bình tĩnh, đi nép về một bên, đừng chen vào dòng người hỗn loạn.
2. Nếu bé bị đẩy vào trong dòng người, hãy đứng và đi thật vững, đi cách xa tủ kính, cửa sổ.
3. Hãy đi thuận theo dòng người, không được chen ngược lại.
4. Nếu bé bị đẩy ngã, hãy bò sát vào tường, cuộn tròn người lại, ôm lấy gáy, co chân vào người để tránh bị thương.
5. Nếu thấy bạn phía trước bị đẩy ngã, dẫm lên, bé hãy dừng lại, kêu cứu thật to để người phía sau không chen lên, kẻo sẽ gây ngã dây chuyền.

Bị ngã xuống nước
Cấp độ nguy hiểm: 5
Tình huống:
Xử lý:
1. Nếu bị ngã xuống ao hồ, sông suối, bé hãy bình tĩnh, hơi ngửa đầu ra sau, hướng miệng lên trên, cố gắng để mũi lên khỏi mặt nước. Không đập chân tay loạn xạ kẻo sẽ nhanh chìm hơn.
2. Tuột bỏ giày dép và những vật nặng trong túi. Nhưng không nên bỏ quần áo, vì quần áo sẽ giúp bé nổi lên khỏi mặt nước.
3. Nếu có người xuống cứu bé, hãy giữ bình tĩnh, phối hợp với họ.Không được túm chặt lấy người cứu, khiến họ cũng bị chìm xuống.
4. Nếu thấy bạn bè ngã xuống nước, bé còn nhỏ nên không được nhảy xuống cứu bạn. Hãy lấy que dài, sợi dây quảng cho bạn ấy bám lấy, rồi kêu thật to để gọi người lớn đến giúp.

Cảm nắng
Mức độ cảnh báo: 3
Tình huống: bé cùng bạn đi chơi trong công viên, nắng to nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi, bỗng bạn của bé thở gấp, mặt mũi nhăn nhó và mặt đỏ bừng.
Xử lý:
1. Đi ra ngoài trời nắng, nếu thấy hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn thì lập tức ghé vào chỗ râm mát, thoáng gió để nghỉ ngơi. Hãy nới lỏng quần áo, để cơ thể tỏa nhiệt ra ngoài nhanh hơn.
2. Hãy uống ngay một chút nước ngọt hay nước lọc pha muối. Rồi lấy khăn mát thấm đều lên mặt, lên người và thấm kỹ vào dưới nách, dưới bụng để làm mát cơ thể nhanh hơn.
3. Nếu lau người bằng nước mát không đỡ mệt thì phải lau tiếp bằng cồn 30 độ. Lau từ cổ trở xuống khắp toàn thân.
4. Nếu đang ở bên ngoài, không có cồn thì dùng khăn bọc đá lạnh ấp lên trán và mặt.
5. Nếu cơ thể rất mệt mỏi, hít thở khó khăn thì cần gọi cấp cứu 115 ngay.

Bị ong đốt
Mức độ nguy hiểm: 3
Tình huống: bé trèo cây hái quả, vô tình chạm vào ong và bị ong đốt vào cánh tay.
Xử lý:
1. Khi bị ong tấn công, không được chạy lung tung. Hãy ôm đầu, ngồi thụp xuống, dùng áo quần che lấy phần cơ thể lộ ra ngoài, đặc biệt là trán, mắt, mặt.
2.  Nếu bị ong đốt, hãy dùng nước lạnh và xà phòng rửa thật sạch vết thương, vài tiếng sau vết ong đốt sẽ đỡ sưng tấy.
3. Nọc của ong sẽ găm lại trong người bé. Hãy lấy băng keo dính vào chỗ bị đốt rồi giật ra, nọc ong sẽ bị kéo theo ra. Hoặc dùng đầu kim sạch, khử trùng bằng nước sôi rồi khều nhẹ nọc ong ra. Tuyệt đối không được nặn, bóp kẻo nọc độc ngấm vào cơ thể. Nếu bị ong đốt nặng, cần tới bệnh viện ngay.
4. Sau đó bôi thuốc sát trùng lên vết thương để tránh nhiễm trùng.

Nước lũ tràn về
Cấp độ nguy hiểm: 5
Tình huống: mưa bão to, bố mẹ bận không có mặt ở nhà, tiếng loa phường vang lên inh ỏi yêu cầu mọi người sẵn sàng di dời đi chỗ khác vì con đê gần nhà bé sắp vỡ
Xử lý:
1. Khi gặp nước lũ cần mau chóng tìm chỗ cao như đồi, gò đất, nhà cao tầng, cây cao để làm chỗ trú tránh lũ.
2. Không được trèo lên những ụ đất, vì nước ngập sẽ làm mềm đất và sạt lở những ụ đất này.
3. Nếu nước lên quá nhanh, không kịp chạy ra khỏi nhà, bé hãy lấy khăn tắm, ga giường bịt kín khe cửa, để nước không tràn vào nhà.
4. Khi nước đã ngập vào nhà, bé hãy kiếm những tấm gỗ hoặc lốp xe làm phao cứu sinh. Bé nằm lên tấm gỗ hoặc lốp xe thì sẽ nổi được trên mặt nước.
5. Trước khi trốn khỏi vùng nước ngập, hãy đem theo mình cái còi, đèn pin để sau đó báo cho người lớn đến cứu.
  
Vật lạ rơi vào mắt
Cấp độ nguy hiểm: 3
Tình huống: cát bay vào mắt
Xử lý:
1. Khi bị đất cát hoặc vật lạ rơi vào mắt, bé đừng dụi tay. Giác mạc rất mong manh, nếu dụi mạnh sẽ làm rách giác mạc.
2. Thử hắt xì vài cái mạnh, để xem hạt bụi có bị rơi ra ngoài không.
3. Nhờ một bạn khéo tay khẽ lật mi mắt bé lên, kiểm tra xem vật lạ nằm ở đâu.
4. Khi thấy vật lạ, nhờ bạn ấy thổi khẽ một cái cho nó rơi ra ngoài. Nếu nó ngoan cố không chịu rơi ra, hãy dùng khăn ẩm và sạch khẽ thấm nó ra.
5. Rỏ vài giọt thuốc mắt, hoặc dùng nước sạch rửa mắt, để mặt lạ theo nước trôi ra ngoài.
6. Nếu các biện pháp trên đều không hiệu quả thì bé phải bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện khám ngay.
 
Bị bỏng
Cấp độ nguy hiểm: 4
Tình huống: va phải ấm nước nóng, nước đổ bắn tóe vào chân bé
Xử lý:
1. Bị bỏng nước sôi thì bé hãy lập tức lấy nước mát rửa vết thương, để làm giảm đau và rửa sạch vết thương.
2. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ hơi đỏ thì rửa sạch rồi bôi thuốc bỏng lên là được.
3. Nếu vết bỏng nặng, phồng rộp lên thì bé hãy nằm xuống hoặc ngồi yên tại chỗ, không đi lại kẻo bị đau thêm.
4. Không được chọc vỡ lớp da phồng. Có thể dùng một chút rượu trắng hoặc cồn bôi vào rìa vết bỏng, dùng vải sạch bao kín vết bỏng lại.
5. Nếu nước sôi dội vào quần áo, làm quần áo dính chặt vào da thì nên xả nước mát vào chỗ dính, rồi cắt lớp quần áo ngoài đi. Không được kéo, giật lớp quần áo ra khỏi da, kẻo sẽ bị tướp da và nhiễm trùng.
6. Sau khi rửa sạch vết bỏng, bé hãy gọi điện ngay cho bố mẹ, để bố mẹ đưa bé đi bệnh viện khám cẩn thận.

Đứt tay vì dao
Cấp độ nguy hiểm: 4
Tình huống:
Xử lý:
1. Khi bị cứa đứt tay, hay xoa nhẹ xà phòng lên vết thương, rồi xả sạch bằng nước mát để tránh vi khuẩn và vật thể lạ xâm nhập vào miệng vết thương gây nhiễm trùng.
2. Dùng bàn tay không bị thương ấn chặt vào vết thương một lúc sẽ có tác dụng cầm máu.
3. Nếu vết thương rất nhỏ và nông thì lau khô tay và bôi thuốc cầm máu, rồi bọc lại bằng vải sạch là được.
4. Nếu vết thương rất sau, máu chảy ra nhiều thì dùng vải sạch băng tạm rồi đến bệnh viện khám ngay.
5. Khi vết thương lên da non sẽ ngứa, nhưng không được cạy miệng vết thương. Khi lành hẳn thì lớp da chết sẽ tự bong ra.
6. Nếu bị đứt tay chân do kính vỡ đam vào, thì phải đi bệnh viện ngay lập tức, bởi những mảnh vụn kính vỡ rất dễ găm vào trong cơ thể, gây nguy hiểm sau này.

Ngã trầy gối
Cấp độ nguy hiểm: 3
Tình huống:
Xử lý:
1. Khi bị ngã trầy xước đầu gối và chân, đầu tiên hãy rửa tay thật sạch, dùng khăn tay sạch thấm hết đất cát bám trên chỗ đau.
2. Sau đó, dùng xà phòng và nước sạch rửa vết thương để tránh nhiễm trùng. Bé nhớ là phải rửa từ trong vết thương ra ngoài.
3. Bóp nhẹ bốn phía vết thương, dùng khăn ướt và nước sạch rửa đi những giọt máu bẩn.
4. Dùng bông gòn sạch thấm hết máu và nước ở vết thương, rồi xoa thuốc đỏ hoặc thuốc cầm máu lên.
5. Băng vết thương lại bằng vải sạch hoặc khăn sạch, nhưng đừng băng bó quá chặt.
6. Nếu vết thương khá sâu, chảy nhiều máu thì nên đi bệnh viện ngay để bác sĩ xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét