Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Phương pháp nuôi trẻ mau lớn thông minh - Sara lewis





*** SARA LEWIS ***
 

PHƯƠNG PHÁP
NUÔI TRẺ MAU LỚN,
THÔNG MINH
Mục lục


GIỚI THIỆU


Bước khởi đầu của 1 giai đoạn hoàn toàn mới mẻ, và thú vị trong sự phát triển của trẻ chính là đem đến cho các bé sự hứng thú đối với những món ăn đầu tiên trong cuộc đời. Mặc dù phải được ít nhất là vài tháng tuổi, bé mới có thể cùng ăn với gia đình, nhưng những món ăn mà bạn nấu cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn tạo dựng nên nền móng đầu tiên cho thói quen ăn uống bổ dưỡng, hợp vệ sinh cho trẻ khi các cháu còn bé cũng như sau này. Các bà mẹ phải cân nhắc rất nhiều nhân tố khi tập cho trẻ ăn các món mà họ chế biến: Khi nào thì cai sữa cho trẻ, nên nấu cho bé món gì và vào thời điểm nào tập cho bé ăn những món đó, làm thế nào để nấu nhanh nhất, đơn giản nhất, đồng thời vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển của trẻ. Quá trình cai sữa và tập cho trẻ ăn những món đặc cần phải được tiến hành dần dần. Đầu tiên là bột gạo còn hơi ấm và đặc hơn sữa 1 chút. Sau đó, bạn có thể cho bé ăn 1 chút rau quả hầm nhừ. Dần dần, bạn giúp bé tiếp xúc và làm quen với món ăn mới có hương vị đậm đà hơn.


NHỮNG MÓN ĂN ĐẦU TIÊN


Trong những năm tháng đầu tiên, thực đơn, thức ăn và dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ khoẻ mạnh, hoạt bát và hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay các bà mẹ trẻ vẫn chưa có nhiều những thông tin thực tế và đáng tin cậy về những vấn đề này
            Cuốn cẩm nang sẽ phần nào đưa ra những lời khuyên bổ ích và khoa học về phương pháp cho trẻ ăn, trong đó bao gồm hơn 50 công thức chế biến những món ăn bổ dưỡng và hướng dẫn cách nấu bột, các món mà bé có thể tự cầm or xúc ăn và phương pháp chế biến những món ăn hấp dẫn đối với trẻ.
            Trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh và cần được bổ sung các chất dinh dưỡng. Khoảng 4-5 tháng tuổi, nhiều trẻ đã tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh. Khi đó các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn những thìa bột đầu tiên.
            Mặc dù điều này đánh dấu một giai đoạn phát triển của trẻ, nhưng nó cũng gây ra không ít lo lắng, phiền muộn cho các ông bố bà mẹ trẻ. Tất cả chúng ta đều mong muốn đem lại cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. Liệu thức ăn nào thì bổ dưỡng, và làm thế nào có thể xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng thích hợp cho các thế hệ tương lai? Và bạn sẽ phải làm gì nếu bé không chịu ăn or trớ tất cả chỗ thức ăn bạn đã phải kỳ công chuẩn bị?
           
Những món ăn đầu tiên.
            Cuốn cẩm nang này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức khoa học về những món ăn đầu tiên dành cho trẻ, khi nào thì nên cai sữa, những biểu hiện cần phải lưu ý, khi nào nên tập cho bé ăn, và những loại thực phẩm nào thì phù hợp, những dụng cụ làm bếp cơ bản, lời khuyên về dinh dưỡng, những chỉ dẫn cần thiết về việc chuẩn bị thức ăn, và các công thức nấu các món ăn có màu sắc sống động hấp dẫn trẻ.
            Chắc hẳn nhiều bà mẹ trẻ thấy bạn bè, người thân, các bác sĩ và kể cả những tạp chí chăm sóc sức khoẻ cung cấp những thông tin khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn. Một số chỉ dẫn hoàn toàn phù hợp và hữu ích, nhưng cũng có không ít lời khuyên lại lỗi thời hoặc thiếu thông tin chính xác, không đầy đủ. Điều khó khăn là làm thế nào chọn lựa được những lời khuyên đúng đắn mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng. Cuốn cẩm nang này được viết dựa trên những thông tin mới trong báo cáo Coma “Cai sữa và thực đơn cho trẻ khi cai sữa 1994” của Chính phủ Anh.

Thức ăn với trẻ em
            Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác hẳn với chúng ta. Chúng không cần đến một chế độ dinh dưỡng ít chất béo và nhiều xơ. Trẻ nhỏ cần những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao đáp ứng tốc độ phát triển nhanh. Nhu cầu về protein và năng lượng cao dần tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Những dạ dày nhỏ bé cũng đồng nghĩa với trẻ không thể tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong 1 bữa. Trong khi đó, chúng luôn nghịch ngợm và không bao giờ chịu ngồi yên 1 chỗ. Các bé có độ thèm ăn rất khác nhau, tuy nhiên số lượng những món phù hợp với trẻ lại rất hạn chế. Bởi vậy điều quan trọng là trẻ được ăn những món có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ calo, trong khi các bé vẫn được ngồi ăn cùng bàn với gia đình. Những loại thức ăn giàu chất xơ có thể rất phù hợp với người lớn, nhưng lại thiếu protein, vitamin và chất khoáng cho trẻ.
            Đối với trẻ nhỏ, chất béo là nguồn năng lượng chính: cả sữa mẹ và sữa ngoài đều chứa khoảng 50% năng lượng tương đương với chất béo. Khi trẻ bắt đầu tập ăn các món chế biến từ các loại thực phẩm khác nhau, tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp bắt đầu giảm và được thay thế bằng carbonhydrate. Điều quan trọng là thức ăn phải có đủ chất béo cung cấp năng lượng cho các bé tới 2 tuổi, do các món có quá nhiều carbonhydrate dễ làm trẻ bị đầy bụng.
            Trẻ cần được cung cấp năng lượng vừa đủ để đảm bảo tốc độ phát triển. Chất béo là một nguồn năng lượng hữu ích, cung cấp các loại vitamin A, D, E và K, đồng thời chất béo còn tạo nên các axit béo cần thiết mà cơ thể không tự sản sinh ra. Để đảm bảo được lượng chất béo cần thiết, các bà mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa béo, bơ, sữa chua, thịt nạc, và 1 lượng nhỏ cá có dầu.
            Đối với trẻ trên 9 tháng tuổi, bạn có thể thử bổ sung một luợng cacbonhydrate trong mỗi bữa ăn: ví dụ như bánh mì. Khoai tây, gạo or mì để trẻ có thêm năng lượng. Bạn cũng cần khuyến khích trẻ ăn nhiều loại rau quả. Nếu trẻ cùng ăn với gia đình, người lớn nên giảm lượng muối xuống mức tối thiểu, thậm chí bỏ hẳn không dùng muối khi chế biến các món ăn. Thực phẩm sấy khô hoặc có đường cũng không nên đưa vào thực đơn dành cho trẻ.
            Tất nhiên, một thực đơn có lợi cho sức khoẻ là rất cần thiết ở bất cứ độ tuổi nào Việc giúp trẻ những kỹ năng mang tính xã hội không kém phần quan trọng. Trẻ học dần cách cư xử của người lớn, vì vậy nên để trẻ cùng ngồi ăn với gia đình. Nếu bạn không thể ngày nào cũng cho bé ăn cùng người lớn, thì bạn cũng cần tập dần cho trẻ quen với những bữa ăn gia đình. Điều đó sẽ giúp trẻ học dần cách ứng xử trong bữa ăn và cảm thấy hứng thú khi được ăn cùng người lớn.
            Hi vọng cuốn cẩm nang sẽ đem lại những niềm vui nho nhỏ trong bữa ăn cho tất thảy các thành viên trong gia đình, giúp giảm thiểu những khó khăn lo lắng của các ông bố bà mẹ trẻ khi cho bé ăn.

Cai sữa, và giúp bé làm quen với các món đặc.
            Khoảng 4-5 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều đã sẵn sàng nếm thử những thìa bột đầu tiên. Và phần lớn trẻ em quen dần với các loại thức ăn rắn khi được 6 tháng tuổi. Lúc này trẻ cần được bổ sung thêm năng lượng, protein, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có trong các thức ăn rắn để mau lớn. Trẻ cũng tập dần từ ngậm sang cắn và nhai. Đây là điều mà các bà mẹ cho con bú có thể dễ dàng phát hiện ra.
            Hãy nhớ rằng các bé đều có nhu cầu riêng, nên đừng quá ngạc nhiên nếu trẻ có thể ăn các món đặc sớm hơn các cháu trong cùng độ tuổi. Đừng vì những lời khuyến cáo, căn vặn của bạn bè, người thân mà quá lo lắng về điều đó. Hãy chú ý đến các biểu hiện của trẻ.

Những biểu hiện ở trẻ
-         Trẻ có vẻ đói sau khi bú sữa
-         Trẻ muốn ăn thường xuyên hơn
-         Trẻ bắt đầu thức giấc giữa đêm sau 1 vài tuần ngủ liên tục
-         Trẻ tỏ vẻ thích thú với những món ăn của người lớn
-         Trẻ bồn chồn và khóc dai.
Nếu trẻ có 1 or 1 vài, thậm chí là tất cả những biểu hiện trên, có thể bé bắt đầu thích ăn các món đặc. Hãy xin lời khuyên của các bác sĩ, vì nhiều bé mau lớn và nhanh đói cũng có những biểu hiện trên trước 4-5 tháng tuổi. Nhưng nói chung các bé không nên ăn các món đặc trước 4 tháng tuổi vì hệ tiêu hoá chưa thích ứng với thức ăn rắn.
Các bạn cần tìm hiểu về các bệnh di truyền như dị ứng, hen suyễn, chàm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bú sữa mẹ or ăn sữa ngoài lâu hơn sẽ giúp các bé giảm nguy cơ mắc những bệnh trên.
Trong những ngày đầu cai sữa, không nên chỉ cho trẻ ăn các món đặc vì trẻ vẫn có thể hấp thu đủ năng lượng dinh dưỡng khi ăn sữa ngoài. Các bạn cũng đừng lo lắng nếu trẻ chỉ nếm thử thức ăn rồi bỏ. Kinh nghiệm thử các mùi vị là rất quan trọng đối với các bé.
Tuy nhiên, vào khoảng 6 tháng tuổi, cơ thể các bé đã sử dụng hết lượng dinh dưỡng dự trữ. Thức ăn đặc bắt đầu trở nên rất cần thiết, là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho trẻ.

Cho trẻ bú sữa
Trong giai đoạn đầu cai sữa, ngoài các bữa bú sữa mẹ or ăn sữa ngoài, bạn nên giúp bé làm quen với thức ăn đặc. Khi tập cho bé ăn các món khác nhau xen kẽ như vậy, bé sẽ dần tự giảm nhu cầu về sữa, mặc dù sữa vẫn là một phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày.
            Khi được 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn sữa ít nhất 4 bữa/ngày, đối với trẻ 1 tuổi thì bạn cần cho trẻ ăn ít nhất 600ml sữa béo/ngày. Sữa sẽ tiếp tục cung cấp 40% lượng năng lượng mà bé cần.
            Ngày càng có nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trẻ sau 12 tháng tuổi không nên ăn chủ yếu sữa bò do sữa bò có lượng sắt và vitamin C, D rất thấp. Bạn nên cho bé ăn những món tăng cường dinh dưỡng sau khi cai sữa. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho thêm 1 lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn nấu chín. Nhưng tốt nhất các bạn nên dùng sữa bột.
            Có thể cho trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi ăn sữa bò có chứa chất béo và cho trẻ trên 2 tháng tuổi tập ăn sữa còn kem với điều kiện là bé thích. Không nên cho trẻ dưới 5 tháng tuổi ăn sữa nguyên kem.
            Chỉ được cho trẻ ăn sữa đã được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng. Cũng có thể dùng sữa UHT hoặc loại sữa có thể để lâu khi cả gia đình đi kỳ nghỉ, hoặc xa nhà vì những loại sữa này không cần phải bảo quản lạnh. Thời hạn sử dụng cũng giống với sữa còn nguyên chất béo được kiểm định theo tiêu chuẩn y tế.
            Một số bà mẹ thích cho con ăn sữa dê hoặc sữa cừu vì họ cho rằng chúng ít gây dị ứng và có nhiều dinh dưỡng hơn, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Sữa dê thiếu axit folic, không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn loại sữa này. Phải đun sôi sữa dê trước khi sử dụng vì có thể bạn mua phải loại không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
           
Cai sữa mẹ hoặc sữa ngoài
            Bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú khi tập cho bé làm quen với thức ăn đặc. Thời gian bao lâu là tuỳ ở bạn. Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy nhẹ cả người khi trẻ vui vẻ uống thêm 1 cốc or 1 chai sữa sau bữa chính với món đặc.
            Khi thức ăn dạng đặc đã trở thành món chủ yếu trong thực đơn của trẻ, có thể giảm dần số bữa ăn sữa xuống còn 1 bữa sáng và 1 bữa tối tới khi cả hai mẹ con cai hẳn sữa.
            Kể cả khi bạn cho trẻ bú hoặc cho bé ăn sữa chai thì cũng nên cai dùng bình hoàn toàn khi trẻ được 1 tuổi. Nếu không, về sau sẽ rất khó cai dùng bình sữa, và ngậm núm vú cao su có thể trở thành 1 thói quen xấu khó mà bỏ được.
            Khi trẻ tập ngồi và ăn 3 bữa mỗi ngày, bạn có thể cho bé dùng cốc có nắp đậy. Ban đầu mỗi ngày 1 bữa, sau đó tăng lên 2 và dần sử dụng hoàn toàn loại cốc này. Bạn hãy ôm thật chắc và âu yếm khi cho trẻ ăn để bé cảm nhận được sự thân thương và an toàn khi ở cùng bố/ mẹ. Có thể các bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn khi trẻ mọc răng và bị ốm, nhưng hay để ý tới các dấu hiệu của các bé.

Giúp trẻ ngồi thoải mái.
            Lúc mới sinh, bé cần được ngồi trong lòng bố mẹ. Bạn hãy đeo yếm dãi cho bé và lót 1 chiếc khăn ăn lên đùi, bế bé thật chắc để bé cảm thấy an tâm. Khi cả hai cảm thấy tự tin, bạn có thể đặt bé vào ghế có bánh xe or ghế dành cho trẻ. Phải sau 6 tháng tuổi, các bé mới có thể ngồi trong ghế cao.

Những thìa bột đầu tiên
            Trước hết thức ăn phải mềm và vị dịu. Các bé thường thích bột gạo nhất vì nó có vị sữa, và loãng quen thuộc với trẻ. Trước tiên, bạn cho bé nếm thử 1 thìa nhỏ bột, thêm 1 chút nước đun sôi, vắt sữa or cho thêm sữa ngoài theo tỉ lệ được ghi trên bao bì và hoà thành thứ bột mềm và mịn, dễ nuốt, hơi đặc hơn sữa 1 chút. Bạn phải kiểm tra nhiệt độ, bột chỉ được ấm vừa phải. Nếu nóng quá, bé sẽ thôi không chịu ăn bột nữa. Chỉ cho trẻ ăn những thìa thật nhỏ. Thìa phải sạch. Giúp trẻ học cách ăn bằng thìa không phải là dễ. Bé có thể bị trớ tới khi học được cách ăn bằng thìa và nuốt. Cho bé ăn với tốc độ vừa phải. phù hợp với bé, không nên nóng vội. Nếu trẻ tỏ ra miễn cưỡng, bạn cần thôi chó bé ăn bột, tiếp tục cho bú và ăn sữa bình. Vài ngày sau bạn hãy cho bé thử lại thức ăn dạng đặc. Không việc gì phải vội vàng, Không được ép các bé ăn và không được trộn thêm thức ăn dạng đặc và bình sữa của bé. Điều đó có thể làm bé bị sặc, rất nguy hiểm.
            Khi bé đã quen với việc ăn bằng thìa, bạn hãy tiếp tục duy trì cho bé ăn bột hoặc súp khoai tây nghiền vào bữa trưa trong vòng 1 đến 2 tuần để giúp hệ tiêu hoá của bé thích nghi dần với các loại thức ăn mới.
            Sau đó bạn tập cho trẻ ăn cà rốt, củ cải trắng, củ cải vàng hoặc táo, lê nghiền. Bạn phải luôn chú ý tới các phản ứng của trẻ. Giai đoạn này diễn ra khá chậm, không nên hối thúc khi bé chưa sẵn sàng. Nếu nóng vội, việc tập ăn cho trẻ sẽ càng mất nhiều thời gian hơn.
            Sau từ 3 đến 4 tuần, bé có thể sẵn sàng ăn 2 bữa nhỏ mỗi ngày. Nếu trẻ tỏ ra hứng thú, bạn có thể tăng lượng thức ăn tới 10ml/thìa hoặc thậm chí 15ml/thìa. Bạn có thể giảm dần lượng sữa mẹ hoặc sữa ngoài cho thêm vào bột nghiền để bột bớt loãng.
            Nếu bé tỏ ra thích hương vị của món ăn đó, bạn có thể cho bé ăn thêm một vài bữa trước khi tập cho bé làm quen với vị mới. Nếu trẻ trớ, tỏ ý không thích, bạn hãy cho bé ăn bột gạo trở lại hoặc thêm 1 chút bột gạo để món ăn mới mềm hơn, dịu hơn và ngon hơn với trẻ.
            Hãy chú ý tới tốc độ thèm ăn và tốc độ của trẻ trong bữa ăn. Hầu hết các bé đều thôi không ăn tiếp khi đã no. Không nên ép bé ăn hết dù chỉ là 1 vài thìa còn lại trong bát. Ép buộc hoặc khuyến khích bé ăn hết chỗ thức ăn trong đĩa khi đã no là 1 thói quen không hay. Bé dễ bị đau bụng và ốm.
            Hãy tuân theo 1 thời gian biểu phù hợp với 2 mẹ con. Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy cho trẻ ăn sáng dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn 1 chút, thức dậy vào buổi sáng, hoặc khi bé bắt đầu đi học hoặc lúc nhà yên tĩnh hơn trẻ sẽ khó chịu khi nhìn thấy thức ăn.
            Sau 6 đến 8 tuần tập làm quen với thức ăn dạng đặc, có thể bé sẽ sẵn sàng ăn 3 bữa mỗi ngày. Nhưng vẫn cần lưu ý tới nhu cầu và độ thèm ăn của trẻ. Vì vậy không nên tập cho trẻ ăn bữa thứ 3 khi cháu chưa thực sự sẵn sàng. Hãy tập cho trẻ quen với khoảng cách giữa các bữa, dần trùng với giờ ăn của cả nhà.

Mẹo nhỏ:
-         Hãy chú ý tới các biểu hiện của bé và xin lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
-         Tẩy trùng dụng cụ làm bếp trước khi sửa dụng.
-         Không được ép khi bé chưa sẵn sàng
-         Tiếp tục cho trẻ bú và uống nước đã đun sôi hoặc nước ép hoa quả pha loãng.
-         Tập cho bé ăn một món trước, tiếp tục tới hương vị đó tới khi bé quen. Nếu bé không thích không được ép bé ăn trong 1 vài ngày.
-         Hãy nhớ rằng, trẻ em không ngại phải ăn một món trong nhiều bữa, trẻ vẫn vui vẻ ăn sữa hàng tháng trời.

Đồ dùng của bé
            Bạn hãy chọn loại thìa nhựa nhỏ môi nông, mềm mại phù hợp với lợi của bé. Hãy tìm bộ thìa dành cho trẻ cai sữa tại các hiệu thuốc và cửa hàng chăm sóc sức khoẻ của bé. Nếu không muốn mua quá nhiều đồ, bạn có thể dùng nắp bình sữa, hoặc lọ được khử trùng, hoặc có thể dùng khay sứ nhỏ, hoặc bát nhựa.  Những chiếc bát nhựa có chân hút hoặc ngăn giữ nhiệt phù hợp cũng cần thiết khi trẻ lớn hơn. Tất cả đồ dùng của bé phải được khử trùng. Nước uống được đun sôi để nguội.

Cho trẻ sinh đôi ăn
            Cách cho trẻ sinh đôi ăn thích hợp nhất là các bé ngồi trong ghế hoặc xe đẩy song song với nhau và dùng chung 1 bát. Trẻ sinh đôi có thể cảm thấy thất vọng nếu bạn dùng 2 chiếc thìa riêng rẽ xúc thức ăn từ những bát khác nhau. Hãy cố gắng tìm cách hợp lý nhất, và nếu bạn phát hiện ra cách cho ăn hiệu quả và gây hứng thú cho cả 2 bé, thì tiếp tục duy trì cách đó. Hãy khuyến khích các bé tự cầm or xúc ăn sớm hơn bình thường một chút: Nên cho trẻ tự cầm một chiếc bánh nhân thịt nhỏ, cà rốt or súp lơ luộc.
            Đợi khi các bé ăn xong món chính, mới cho ăn bánh tráng miệng vì nếu bạn cho đem bánh ra trước bé sẽ không chịu ăn và đòi bánh bằng được.
            Chăm sóc trẻ sinh đôi rất mệt mỏi nên bạn có thể cho các bé ăn bánh vào bữa trưa. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm thời gian ăn lót dạ. Bữa tối nên là bữa chính của bạn.
           
Đồ uống
            Mặc dù con bạn dần giảm nhu cầu dinh duỡng có trong sữa, bé sẽ cần thêm đồ uống, đặc biệt khi thời tiết nóng nực. Có thể cho bé uống sau bữa ăn, và ngoài ra thêm 2 lần uống mỗi ngày.
            Bạn có thể cho bé uống:
-         Sữa mẹ, sữa bột, hoặc sữa bò chứa chất béo với trẻ hơn 1 tuổi.
-         Nước đun sôi để nguội.
-         Nước ép hoa quả không đường được pha loãng. Phải luôn đảm bảo nước cho bé uống sạch và vô trùng.
-         Không được cho trẻ uống nước nóng.
Bạn nên dùng nước máy sạch thay vì dùng thiết bị khử nước cứng. Nước được làm mềm nhân tạo không đảm bảo tiếp nhận thêm muối. Các bạn nên xin lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trước khi cho bé dùng nước đóng chai vì hàm lượng chất khoáng có thể không phù hợp. Bạn nên mua nước có hàm lượng chất khoáng thấp như “nước khoáng thiên nhiên”. Nhưng nói chung bạn không nên cho bé uống nước đóng chai trừ khi gia đình phải đi xa tới những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
Trên thị trường có 1 số loại nước hoa quả được bổ sung đường, nên bạn cần kiểm tra thành phần xem có sucrose, glucose, dextrose, fructose, maltose, si rô, mật ong, or nước ép hoa quả cô đặc. Nếu cho trẻ uống nước hoa quả cô đặc, phải pha loãng và không nên thường xuyên cho bé uống loại nước này. Đối với nước quả nguyên chất, không bổ sung đường, trước tiên bạn cần pha 1 phần nước hoa quả với 3 phần nước. Lượng nước pha thêm có thể được giảm dần khi trẻ lớn lên. Cho trẻ uống sau mỗi bữa khi bé đã quen ăn 3 bữa/ngày.
Không được dỗ dành trẻ bằng nước hoa quả hoặc cho bé uống trước khi đi ngủ, vì bé sẽ dễ bị sâu răng.

Chuẩn bị thức ăn cho bé
            Vào giai đoạn đầu tập cho bé làm quen với thức ăn dạng đặc, các món phải mềm và hơi loãng. Các mon hầm nhừ rất dễ làm và đơn giản. Hiện nay có nhiều loại thiết bị giúp bạn nấu nướng dễ dàng hơn. Đặc biệt là máy xay sinh tố, bạn có thể mua loại đế điện gắn liền hoặc rời với bình chứa. Giá cả rất đa dạng nên bạn có thể chọn loại phù hợp với túi tiền. Máy xay sẽ rất hữu ích đối với bạn. Nhưng cần chú ý kiểm tra xem thức ăn đã được nghiền thật nhuyễn chưa trước khi cho bé ăn, vì máy xay có thể bỏ qua 1 số cục nhỏ, đặc biệt khi nghiền với khối lượng ít. Một máy nghiền cầm tay cũng rất tiện ích vì bạn sẽ không phải mất thời gian lau rửa, và cho thức ăn trực tiếp ra bát/ đĩa. Nếu bạn muốn tự nghiền thức ăn thì 1 chiếc rây nhỏ hay một máy nghiền cầm tay đều rất thích hợp với giá cả lại phải chăng.

Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm
            Trẻ nhỏ dễ dàng nhiễm các loại vi khuẩn, vì vậy bạn cần làm sạch các đồ dùng trước khi sử dụng.
-         Luôn rửa tay thật sạch trước khi sử dụng các đồ dùng dành cho bé, động tay vào thức ăn.
-         Tất cả các đồ dùng như khay, thìa, bát phải luôn được khử trùng theo cách thông thường: luộc kỹ khoảng 25 phút, hoặc ngâm trong nước lạnh có chứa dung dịch hoặc viên tẩy trùng, hoặc dùng máy hấp. Những đồ có kích cỡ lớn như rây, dao, nồi, máy nghiền hoặc thớt nhựa phải được ngâm trong nước sôi.

Khử trùng bằng dung dịch
1.      Cho vào bình khử trùng 1 lượng nước lạnh cùng với viên hoặc dung dịch khử trùng.
2.      Cho các đồ dùng cần được khử trùng vào trong bình chứa, đặt chai, bình vào vị trí riêng được thiết kế sẵn.
3.      Đảm bảo không còn không khí trong bình chứa trong thời gian khử trùng. Dùng phao ép mọi thứ xuống.
4.      Đậy nắp và ngâm trong khoảng thời gian ghi trong hướng dẫn sử dụng. Sau đó rửa lại bằng nước sôi.

Khử trùng bằng cách hấp.
1.      Cho 1 lượng nước nhất định vào đáy của máy hấp theo hướng dẫn sử dụng
2.      Cho bình, chai, và núm vú vào trong bình chứa: các máy hấp ít khi được thiết kế để hấp đĩa hoặc lọ. Do đó cần luộc đĩa và bình sữa riêng.
o       Cần khử trùng các đồ dùng cho trẻ đến khi bé được 6 tháng tuổi, bình sữa, núm vú, … cần được khử trùng tới khi bé dùng được cốc.
o       Không được sử dụng đồ từng dùng cho vật nuôi trong nhà khi chuẩn bị thức ăn cho bé. Dùng dụng cụ mở hộp, nĩa, đĩa riêng cho vật nuôi và phải đảm bảo mọi người trong gia đình biết điều đó.
o       Khi thức ăn đã được nấu chín, cần đậy nắp hoặc đĩa, cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Thức ăn không nên để ở nhiệt độ trong phòng hơn 1,5 giờ trước khi cho vào tủ lạnh hoặc làm đông.

Khử trùng bằng lò vi sóng
            Lò vi sóng không phù hợp với việc khử trùng hàng ngày nếu thiếu thiết bị chuyện dụng. Nhiều chức trách trong ngành y tế và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em khuyến cáo mọi người không nên dùng lò vi sóng để khử trùng đồ dùng dành cho bé.
            Tuy nhiên, có thể dùng lò vi sóng để khử trùng chai lọ và người sử dụng phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Nấu món cho bé ăn dần
            Nấu ăn cho các bé có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Chỉ một vài thìa nhỏ xíu cũng cần phải hầm nhừ, chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ, mất nhiều thời gian. Điều đó có thể khiến bạn hết kiên nhẫn.
            Hãy tiết kiệm thời gian bằng cách nấu trước thức ăn cho nhiều bữa. Làm đông thành nhiểu phần trong các khay có ngăn nhỏ. Điều đó sẽ rất tiện lợi vì có thể mỗi bữa bé chỉ ăn 1 mẩu nhỏ. Vài tuần sau bé có thể ăn tăng lên 2 or 3 miếng mỗi bữa.
            Cho từng thìa thức ăn vào các ô nhỏ trên khay, và để thức ăn tự đông lại. Sau đó cho các viên vào túi nilon, dán kín và ghi rõ, bảo quản trong tủ lạnh. Để riêng các món trong các túi khác nhau để không lẫn lộn mùi vị thức ăn.
            Bạn có thể tái sử dụng hộp sữa chua, hộp đựng bơ có nắp, hoặc cốc dùng 1 lần đậy bằng giấy bóng kính. Khử trùng bằng dung dịch or viên tẩy. Đậy kín thức ăn đã được nấu chín, ghi rõ ngoài hộp để bạn có thể biết đó là món nào và để được trong bao lâu.
            Phần lớn các loại thứa ăn có hạn sử dụng trong vòng 3 tháng nếu được bảo quản ở nhiệt độ -18oC. Làm tan tuyết trên các hộp nhựa để trong tủ lạnh để qua đêm: có thể để khay trong bát, đĩa đậy giấy bóng kính, để tan tuyết ở nhiệt độ trong phòng.

Mẹo nhỏ nấu món cho bé ăn dần
1.      Nấu 1 lượng lớn các món nhừ cho bé.
2.      Làm đông các phần nhỏ dành riêng cho từng bữa, cho vào trong các khay được khử trùng, có thể cho thức ăn vào trong các túi nilon bảo quản trong tủ lạnh.
3.      Cần ghi rõ tên và hạn sử dụng trên các túi. Chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian được ghi rõ trên sách hướng dẫn dùng tủ lạnh.




GIAI ĐOẠN 1:

NHỮNG HƯƠNG VỊ ĐẦU TIÊN – VỚI TRẺ 4 THÁNG TUỔI



Những thức ăn dạng đặc đầu tiên là bước khởi đầu giúp trẻ làm quen với các món ăn thực sự, những hương vị và thức ăn khác nhau.
            Mặc dù sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé nhưng những thức ăn đầu tiên này sẽ là nền tảng giúp bé hình thành thói quen ăn uống về sau. Do đó cần giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc và hứng thú khi làm quen với những hương vị đầu tiên. Trẻ cần được người lớn nâng đỡ trong những bước chập chững vào đời.
            Trước tiên mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ món hầm nhừ và loãng, bạn có thể tăng dần lên từ 10 -15ml/2 or 3 thìa và sau đó tập cho bé quen 2 or 3 bữa/ngày.

Những loại thức ăn thích hợp.
-         Bột pha với nước, sữa mẹ hoặc sữa bột,
-         Súp rau có vị dịu – bắt đầu với khoai tây nghiền và tiếp theo là cà rốt, củ cải trắng or củ cải vàng.
-         Súp hoa quả có vị ngọt tự nhiên và dịu: táo or lê.

Những loại thức ăn cần tránh:
-         Các món có nhiều gia vị.
-         Muối: vì muối buộc thận của bé phải làm việc quá sức. Tránh nêm muối or viên súp, thịt hun khói, xúc xích vào các món dành cho bé.
-         Sữa bò tươi: chỉ nên cho bé ăn sữa mẹ or sữa bột.
-         Trứng.
-         Các loại thịt, cá, gia cầm.
-         Các loại hoa quả như cam, quýt, chanh vì chúng có thể làm bé bị dị ứng.
-         Mật ong.
-         Thức ăn có mỡ.

Bột cho trẻ.
            Hoà 5-10ml/1-3 thìa bột với nước đun sôi để nguội, sữa bột or sữa mẹ theo chỉ dẫn ghi trên bao. Sau đó để nguội và kiểm tra lại nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Rau quả hầm nhừ.
            Cách nấu: 175ml or ¾ chén:
1.      Gọt vỏ 100g khoai tây, cà rốt, củ cải trắng or củ cải vàng, thái hạt lựu.
2.      Hấp cách thuỷ khoảng 10 phút tới khi củ quả mềm.
3.      Dầm nhuyễn qua rây, trộn với 60-75ml/4-5 thìa súp sữa mẹ or sữa bột tuỳ theo lượng rau củ. Cho ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần. Đậy kín chỗ thức ăn được nghiền, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.

Hoa quả nghiền.
1.      Gọt vỏ, bổ làm 4 và bỏ lõi táo or lê chín.
2.      Thái nhỏ và cho vào nồi 15ml/1 thìa súp nước, sữa mẹ or sữa bột. Đậy kín, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút tới khi hoa quả mềm.
3.      Dầm nhuyễn qua rây. Cho hoa quả ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần. Đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong vòng 24h.

-         Đối với lò vi sóng: Cho táo or lê vào bát chống vi sóng cùng với nước, sữa bột or sữa mẹ. Đậy bằng giấy bóng kính và đục 1 lỗ nhỏ, sau đó nấu ở mức Full Power (100%) trong vòng 3 phút. Để nguyên trong vòng 5 phút sau đó rầm nhuyễn qua rây. Để nguội trước khi cho bé ăn.
Khoảng 4-5 tháng tuổi, bé đã sẵng sàng nếm thử những món dạng đặc, hãy bắt đầu bằng 1 thìa nhỏ và dần tăng lên 2-3 bữa/ngày.

Lưu ý: Cho trẻ nếm thử món dâu tây sớm nhất là khi trẻ được 5-6 tháng tuổi. Tập cho bé ăn với lượng nhỏ vì bé có thể bị dị ứng, phải lọc thật kỹ để loại bỏ hạt dâu.



GIAI ĐOẠN 2: VỚI TRẺ TỪ 5 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI



            Hiện tại, bé đã ăn được các món dạng đặc từ 2 đến 3 bữa mỗi ngày. Hãy tăng số lượng các món và bắt đầu kết hợp hương vị. Món hầm của bé có thể đặc hơn 1 chút, nhưng cần lưu ý không có hạt or xương. Lựa chọn loại thực phẩm ngon nhất, tươi nhất và sử dụng các đồ dùng được hoàn toàn vô trùng.

Những thực phẩm phù hợp:
-         Các loại rau quả: đỗ tươi or sấy khô, ngô, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm, cần tây, tỏi tây.
-         Thịt gia cầm.
-         Cá tươi or đông lạnh có vị dịu; cá tuyết, cá ê-phin, cá hồi và cá bơn sao.
-         Một lượng nhỏ thịt thăn.
-         Lượng nhỏ hạt đậu đã xát vỏ: đậu đỏ, đậu hoà lan, và phải hầm kỹ hoặc loại hạt đóng hộp như đậu xanh.
-         Hoa quả hấp dẫn hơn: chuối, mơ, đào, dâu, dưa vàng và quả mâm xôi (lưu ý: chỉ cho ăn lượng nhỏ do bé có thể bị dị ứng).
-         Loại ngũ cốc không có gluten: gạo, bột ngô.
-         Lượng nhỏ ca cao.

Những thức ăn cần tránh:
-         Ngũ cốc có gluten, bột mì và bánh mì.
-         Sữa bò tươi và các sản phẩm từ sữa.
-         Trứng.
-         Cam, Quýt
-         Hạt dạng nghiền hay còn nguyên
-         Thức ăn mỡ
-         Ớt, tiêu và những món có nhiều gia vị.

Hâm nóng, làm đông và sử dụng lò vi sóng:
a.      Hâm nóng thức ăn cho bé:
Hâm nóng thức ăn nghe có vẻ là không phức tạp nhưng điều quan trọng là bạn cần phải tụân theo những nguyên tắc nhất định vì thức ăn còn hơi ấm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt khi thức ăn không đươc đậy kín để trong bếp và hâm nóng lại nhiều lần
-         Không được hâm nóng thức ăn nhiều hơn 1 lần. Điều đó có hại cho sức khoẻ và rất nguy hiểm.
-         Nếu bạn nấu món cho bé ăn dần, bạn chỉ được hâm nóng 1 phần vừa đủ cho mỗi bữa, và cất chỗ thức ăn còn lại vào trong bát được đậy kín bảo quản trong tủ lạnh. Nếu trẻ vẫn còn đói bạn lại hâm nóng 1 chút thức ăn nữa và để chỗ còn lại vào tủ lạnh.
-         Hâm nóng thức ăn cho trẻ với lượng nhỏ trong hộp được vô trùng và chịu nhiệt, đậy bằng đĩa nhỏ hoặc nắp, đặt trong nồi nhỏ chứa nước sôi. Hoặc bạn có thể cho trực tiếp thức ăn vào trong xoong nhỏ, đậy kín đun sôi.
-         Cần đảm bảo rằng thức ăn đủ nóng để tiêu diệt bất cứ loại vi khuẩn nào. Thức ăn phải được hâm nóng ở 70 độ C trong vòng tối thiểu là 2 phút. Tắt bếp và để nguội. Kiểm tra lại trước khi cho trẻ ăn.

Những bí quyết hâm nóng thức ăn cho bé:
1.      Hâm nóng 1 lượng nhỏ thức ăn trong bát vô trùng, đậy bằng đĩa or giấy bạc.
2.      Đặt bát vào nồi có nước đun sôi, đảm bảo thức ăn phải được hâm kỹ,
3.      Với lượng thức ăn lớn, cho thức ăn trực tiếp vào trong xoong và đun sôi.

b.      Làm đông
Khi bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh, cần sử dụng hết thức ăn càng nhanh càng tốt vì độ đậm đặc của thức ăn thay đổi rất nhanh khi bé bắt đầu lớn.
Hãy coi tủ lạnh là cứu cánh đối với: Không gì khổ sở hơn là đi chợ với trẻ nhỏ, nhất là khi các bé bị mệt. Tủ lạnh sẽ giúp bạn có nhiều thời gian chăm sóc bé hơn. Hãy đảm bảo luôn ghi rõ thông tin trên hộp để bạn có thể biết được thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh từ khi nào và kiểm tra thật kỹ hạn sử dụng:
-         Thịt và gia cầm:
Thịt bò và thịt cừu:                4-6 tháng
Thịt lợn và thịt bê:                 4-6 tháng
Thịt bò xay:                            3-4 tháng
Xúc xích, thịt làm xúc xích:2-3 tháng
Dăm bông và thịt muối:         3-4 tháng
Thịt gà và gà tây:                    10-12 tháng
Thịt vịt và ngỗng:                   4-6 tháng

-         Cá:
Cá trắng:                                 6-8 tháng
Cá dầu:                                    3-4 tháng
Cá lọc thịt:                             2-3 tháng
Sò:                                          2-3 tháng

-         Rau quả:
Quả có hoặc không đường:   8-10 tháng
Nước quả:                               4-6 tháng
Hầu hết các loại rau:             10-12 tháng
Nấm và khoai tây:                  6-8 tháng

-         Các sản phẩm từ sữa:
Kem                                        6-8 tháng
Bơ không muối                      6-8 tháng
Pho mát cứng             4-6 tháng
Pho mát mềm             3-4 tháng
Kem đá                                   3-4 tháng

-         Thức ăn đã chế biến.
Thức ăn sẵn có nên nhiều gia vị:       2-3 tháng
Thức ăn sẵn có nêm gia vị vừa phải: 4-6 tháng
Bánh ngọt                                                       4-6 tháng
Bánh mì các loại                                            2-3 tháng
Các sản phẩm có bột men, bánh nướng        3-4 tháng

c.      Sử dụng lò vi sóng
Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ không khuyến khích sử dụng lò vi sóng để hâm nóng vì thức ăn có thể không nóng đều. Vì vậy khi dùng lò vi sóng cần khuấy đều thức ăn sau khi hâm nóng. Để đĩa đứng khoảng 2-3 phút trước khi nguấy lại để thức ăn không bị vón cục và luôn phải kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn. Chú ý lựa chọn lại đĩa phù hợp vì 1 số đĩa gốm có thể rất nóng, đĩa nhựa hoặc đĩa thuỷ tinh chịu nhiệt là tốt nhất khi dùng lò vi sóng. Thức ăn có thể được hâm nóng rất nhanh mà đĩa vẫn không bị nóng.
1.      Đậy đĩa bằng giấy bóng kính, đục 1 lỗ nhỏ và cho vào trong lò.
2.      Khi đã hâm xong, lấy thức ăn ra khỏi lò và nguấy đều.

Các bí quyết dùng lò vi sóng:
-         Không được làm nóng sữa cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bằng lò vi sóng.
-         Với trẻ lớn hơn 1 chút phải làm ấm sữa trong chai không có nắp or trong cốc không đậy trong vòng 30-45 giây. Khuấy kỹ và kiểm tra nhiệt độ sữa (không kiểm tra nhiệt độ của bình) trước khi cho bé ăn để đảm bảo sữa ấm vừa phải. Bạn cũng có thể xin lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.
-         Làm tan thức ăn dạng viên: cho vào đĩa dành cho bé và dầm ra, đậy bằng giấy bóng kính và để trong lò vi sóng ở mức tan tuyết (Defrost) (30%) trong vòng 1-2 phút. Nguấy kỹ sau đó đậy lại và để trong lò mức Full power (100%) trong vòng 1 phút. Nguấy kỹ tránh để thức ăn bị vón cục, kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Món rau củ mùa thu hầm nhừ:
      Thành phần:    115g cà rốt
                              115g củ cải trắng
                              115g củ cải vàng
                              115 g khoai tây
                              300ml hoặc 1,15 chén sữa bột pha loãng
1.      Gọt vỏ hoặc cạo sạch cà rốt, củ cải trắng, củ cải vàng, khoai tây. Rửa sạch bằng nước lạnh, để ráo và cắt miếng nhỏ.
2.      Cho các loại củ đã cắt nhỏ và sữa pha loãng vào nồi. Đun sôi, đậy nắp và đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút hoặc tới khi nào rau củ nhừ.
3.      Dằm nhuyễn hoặc nghiền qua rây tới khi củ quả mềm nhừ.
4.      Cho thức ăn ra bát, nếm thử kiểm tra nhiệt độ. Để nguội nếu cần trước khi cho trẻ ăn
5.      Đậy chỗ thức ăn còn lại, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.

Mẹo nhỏ: Có thể làm loãng các món hầm nhừ với sữa bột pha nước nếu bé thích thức ăn thật loãng.

Bột chế biến từ nhiều loại rau:
      Thành phần: để làm 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                  115g cà rốt
                  115g khoai tây
                  115g súp lơ xanh
                  50g cải bắp xanh
                  300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng
1.      Gọt vỏ khoai tây, cà rốt, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Rửa sạch súp lơ, cải bắp. Thái súp lơ thành từng hoa nhỏ, xắt thân thành miếng, thái chỉ cải bắp.
2.      Cho sữa, khoai tây và cà rốt, đun sôi sau đó đậy kín và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
3.      Cho súp lơ, cải bắp vào nồi và đun sôi, đậy vung trong vòng 10 phút tới khi rau chín mềm.
4.      Dầm hoặc nghiền tới khi rau nhừ
5.      Cho thức ăn ra bát. Kiểm tra nhiệt độ và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.
Có thể làm đông.

Cà rốt, đậu lăng và rau mùi hầm nhừ.
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        350g cà rốt
                        175g khoai tây
                        50g hoặc ¼ chén đậu lăng đỏ
                        2,5 ml hoặc ½ thìa cà phê rau mùi nghiền
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng.
1.      Cạo hoặc gọt vỏ cà rốt, khoai tây, xắt hạt lựu, cho vào nồi. Rửa sạch hạt đậu lăng, loại các hạt hỏng.
2.      Cho đậu lăng, rau mùi, và sữa vào nồi, đậy kín và đun sôi tới khi đậu mềm. Cho thêm nước sôi nếu cần.
3.      Dằm nát hoặc nghiền nhuyễn rau và đậu.
4.      Cho 1 thìa ra bát, kiểm tra nhiệt độ và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến và bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.
Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: Thức ăn sẽ đặc lại khi để nguội. Do vậy trước khi hâm nóng, cần cho thêm 1 chút sữa bột pha loãng.

Cơm Ý với ớt ngọt chín.
            Thành phần: để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        10g hoặc ¼ chén gạo
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng
75g ớt ngọt chín
75g bí ngòi Zuchini (bí giống Nhật)
50g cần tây.
1.      Cho gạo và sữa vào xoong đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa không đậy vung trong vòng 5 phút.
2.      Bỏ lõi và hạt ớt, cạo vỏ bí ngòi, thái nhỏ cần tây. Rửa sạch rau quả bằng nước lạnh, sau đó xắt nhỏ.
3.      Cho rau vào nồi, đun sôi, đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút hoặc tới khi nào cơm mềm.
4.      Dằm nhuyễn hoặc nghiền cơm, rau quả.
5.      Cho 1 thìa nhỏ vào bát. Kiểm tra nhiệt độ và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến và bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.
Có thể làm đông.

Củ cải và súp lơ hầm nhừ.
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        225g củ cải
                        115g súp lơ
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng.
1.      Cạo hoặc gọt vỏ củ cải. Sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Thái lát củ cải và tách súp lơ thành từng hoa, xắt nhỏ.
2.      Cho củ cải vào nồi sữa, đun sôi, đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
3.      Cho súp lơ vào và đun nhỏ lửa trong 10 phút cho tới khi rau củ nhừ.
4.      Nghiền hoặc dằm nhuyễn rau củ.
5.      Cho 1 thìa nhỏ vào bát. Kiểm tra nhiệt độ và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến và bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.
Có thể làm đông.

Gà tây hầm nhừ với cà rốt và ngô nếp.
            Thành phần để nấu cho 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        175g khoai tây
                        175g cà rốt
                        115g thịt ức gà tây, bỏ da, rút xương.
                        50g hoặc 1/3 cốc ngô nếp tách hạt
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng.
1.      Cạo hoặc gọt vỏ khoai tạy, cà rốt, rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó xắt thành những miếng nhỏ.
2.      Rửa sạch gà, thái lát mỏng. Cho gà, khoai tây và cà rốt vào nồi nhỏ.
3.      Cho thêm ngô nếp và sữa. Đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút tới khi gà chín. Dằm hoặc nghiền cho tới khi thức ăn mềm nhừ.
4.      Cho 1 thìa nhỏ vào bát. Kiểm tra nhiệt độ và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến và bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.
Có thể làm đông.
           
Mẹo nhỏ: có thể để thức ăn trong nồi chịu nhiệt, cho vào lò đã để nóng trước 180 độ C và đun trong vòng 1,25 giờ.
Gà hầm với củ cải
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        350g củ cải
                        115g thịt ức gà, bỏ da và xương
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng
1.      Gọt vỏ củ cải, cắt bỏ đầu và gốc cứng. Rửa sạch và thái miếng.
2.      Rửa sạch thịt gà và thái nhỏ.
3.      Cho củ cải, thịt gà và sữa vào nồi nhỏ. Đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút hoặc tới khi củ cải mềm.
4.      Nghiền or dầm tới khi thức ăn nhừ.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội (if cần) trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: Để có món ăn mềm nhừ, chắt nước, dằm 1 nửa chỗ thức ăn, nghiền tiếp chỗ còn lại. Nếu sử dụng máy nghiền thức ăn, cho cái và 1 chút nước vào xay cho tới khi thức ăn nhừ, sau đó đổ chỗ nước dùng còn lại vào.

Gà hầm với tỏi tây.
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        50g tỏi tây
                        275g khoai tây
                        115g thịt ức gà, bỏ da, bỏ xương
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng
1.      Chẻ đôi cây tỏi tây, rửa sạch bằng nước sạch.
2.      Gọt khoai tây và thái miếng. Rửa thịt gà và thái miếng, xắt nhỏ tỏi tây.
3.      Cho tỏi tây, khoai tây và thịt gà vào nồi, cho thêm sữa.
4.      Nghiền or dầm tới khi thức ăn nhừ.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội (if cần) trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

            Mẹo nhỏ: Bạn có thể thay đổi độ đậm đặc của món ăn. Thức ăn được nghiền nhừ bằng tay or bằng máy. Bột khoai tây sẽ đặc lại làm thức ăn quánh và dẻo. Bất cứ loại củ nào khác cũng có thể được chế biến theo phương pháp này, nhưng phải đảm bảo thức ăn chín kỹ trước khi nghiền.

Cá hồi nấu với bí ngòi zuchini
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        275g khoai tây
                        175g bí ngòi
                        115g thịt cá hồi lọc.
                        250ml hoặc 1 chén sữa bột pha loãng
1.      Gọt vỏ khoai tây, cạo vỏ bí ngòi và rửa bằng nước sạch. Thái miếng khoai tây và cắt lát bí ngòi
2.      Cho khoai tây và bí vào nồi. Rửa sạch cá hồi, cho lên trên cùng, sau đó đổ 1 ít sữa lên trên. Đun sôi, đậy vung, sai đó đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút, tới khi khoai tây và cá chín.
3.      Lấy cá hồi khỏi nồi, lột bỏ da. Xé nhỏ bằng dao và nĩa sạch, lọc sạch xương.
4.      Dằm hoặc nghiền kỹ cá, rau quả tới khi món ăn nhừ.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội (if cần) trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Bánh bột của ngư dân
            Thành phần để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        350g khoai tây
                        90g cá tuyết đông lạnh bỏ da
                        25g hoặc ¼ cốc đậu hoà lan
                        25g hoặc 2 thìa súp ngô nếp
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng
1.      Gọt vỏ, rửa sạch khoai tây và cắt miếng vuông. Cho khoai tây, cá, đậu hoà lan, ngô nếp và sữa vào nồi.
2.      Đun sôi, đậy vung, sau đó đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút tới khi khoai tây nhừ.
3.      Lấy cá ra khỏi nồi, xé nhỏ bằng dao và nĩa sạch. Lọc bỏ xương dăm
4.      Dằm hoặc nghiền kỹ cá, rau củ tới khi món ăn nhừ.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội (if cần) trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Cao lương bột táo
            Thành phần để nấu 300ml hoặc 1,25 chén cần có
                        1 trái táo
                        25g gạo vo sạch
                        300ml hoặc 1,25 chén sữa bột pha loãng.
1.      Táo bổ tư, bỏ lõi. Thái lát mỏng và cho vào nồi cùng với gạo và sữa.
2.      Đun sôi sau đó đun nhỏ lửa trong vòng 10 – 12 phút tới khi gạo mềm. Thỉnh thoảng đảo bằng thìa gỗ.
3.      Nghiền táo gạo tới khi mềm nhừ.
4.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội (if cần) trước khi cho bé ăn. Đậy kín thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.

Bánh Sôcôla: Nấu gạo như trên nhưng không cho táo. Hoà tan 25g sôcôla va 15ml hoặc 1 thìa đường trắng cho vào nồi. Sau đó nghiền nhừ. Cho thức ăn ra đĩa, để nguội nếu cần.

Sa lát hoa quả nghiền
            Thành phần để nấu 350ml hoặc 1,5 chén cần có:
                        1 quả đào
                        1 quả táo
                        1 quả lê chín
                        25g dâu tươi hoặc mâm xôi tươi hoặc đông lạnh.
1.      Tách nửa mâm xôi or dâu tươi, bỏ lõi, gọt vỏ và thái nhỏ. Táo, lê gọt vỏ bỏ lõi hạt, thái nhỏ.
2.      Cho các loại hoa quả và 1 thìa or 15ml nước vào nồi. Đậy vung đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút tới khi hoa quả mềm.
3.      Nghiền kỹ qua rây hoặc nghiền bằng máy, lọc bỏ hạt dâu.
4.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sửa dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: Bé ăn tráng miệng rất ít nên bạn có thể đổ chỗ hoa quả vào khay đá nhiều ngăn nhỏ đã được vô trùng. Để lạnh, sau đó lấy các viên ra cho vào túi nilon

GIAI ĐOẠN 3: VỚI TRẺ TỪ 6 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI.


           
            Món hầm nhừ của trẻ có thể được nghiền hoặc dầm nát nhưng vẫn phải hơi lỏng 1 chút. Bạn có thể để nguyên 1 vài miếng nhỏ nhưng cần lưu ý các biểu hiện ở trẻ để điều chỉnh độ đậm đặc của món ăn. Nhưng không được vội vàng, hãy để bé tập ăn từ từ.
            Nếu thích, để cho bé cầm 1 cái thìa khác khi bạn cho bé ăn. Điều đó sẽ khuyến khích bé giúp mẹ trong bữa ăn. Đây là bước đầu tiên chuẩn bị cho bé tự xúc ăn.
            Tất cả các công thức chế biến ở phần trước vẫn có thể áp dụng với trẻ ở độ tuổi này, nhưng cần điều chỉnh độ đậm đặc của món ăn dần theo độ lớn của trẻ.

Các loại thức ăn thích hợp
-         Thức ăn làm từ bột mì, bánh mì nướng mềm, bánh que, mì
-         Các loại ngũ cốc cho buổi sáng như bột ngô, gạo trộn với sữa.
-         Sữa bò tươi và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, bơ, pho mát mềm.
-         Thịt nạc thăn, lưu ý bỏ mỡ và sụn.
-         Lòng đỏ trứng luộc chín kỹ.
-         Cà rốt, súp lơ nấu.
-         Bơ lạc mềm.

Thức ăn cần tránh
-         Lòng trắng trứng
-         Các loại hạt còn nguyên hay giã nhỏ
-         Cá hộp có muối
-         Nội tạng: thận, gan
-         Ớt, thức ăn cay, nóng
-         Thức ăn mặn
-         Thức ăn có đường

Chọn ghế cao cho bé
            Bạn có thể lựa chọn rất nhiều kiểu ghế cao tiện dụng với màu sắc và giá cả đa dạng tại các cửa hàng.
-         Loại ghế có thể thay đổi hình dạng: được thiết kế cho trẻ từ 4 tuần đến 6 tháng tuổi. Có thể chỉnh chúng thành ghế bập bênh, và 1 số kiểu dáng ghế hoặc đu dành cho trẻ. Bạn nên mua chúng khi bé còn nhỏ, có thể dùng được lâu. Nhược điểm duy nhất của loại ghế này là khoảng cách giữa lòng ghế và khung. Bạn nên thử thực hành trước cách điều chỉnh hình dáng ghế tại cửa hàng trước khi mua. Hầu hết các loại ghế đều có khung sơn trắng.
-         Ghế 3 trong 1: trên thị trường có nhiều kiểu dáng ghế như ghế rời, ghế liền bàn or ghế cao. Một số loại có thể dễ dàng tháo rời từng bộ phận, trong khi đó những loại khác đòi hỏi phải dùng tuốc nơ vít. Có nhiều dạng cấu trúc phù hợp với kiểu dáng ghế được trang trí khác nhau. Thông thường chúng được làm bằng gỗ và sơn trắng, đối với trẻ từ 4 tuổi trở xuống, bạn nên chọn ghế thấp, không có khay đựng thức ăn.
-         Loại ghế có thể thay đổi độ cao: Loại ghế này đắt tiền hơn 1 chút, có thể điều chình độ cao. Một số kiểu có khay đựng thức ăn  được điều chỉnh phù hợp với độ lớn của trẻ. Một số có khung kim loại sơn trắng, kiểu dáng khá đẹp.

Mẹo nhỏ:
-         Để có thể sử dụng tối ưu loại ghế dành cho trẻ, bạn nên mua đệm ngay từ khi bắt đầu cho bé ngồi ghế. Điều chỉnh khay đựng thức ăn nếu cần thiết.
-         Bạn nên chọn lựa loại ghế có thể dễ dàng giặt sạch, lau khô. Cần lau sạch những vết bẩn két trong ghế, đặc biệt là xung quanh khay đựng thức ăn.
-         Cần chọn ghế chắc chắn, không bị kênh, bền, chịu lực lớn khi sử dụng.
-         Nếu sử dụng loại ghế cao có thể gập lại, nên chọn ghế có thể chịu được sức nặng của bé. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không được để ghế trên bãi cỏ.


Món bánh dành cho trẻ mục đồng
      Thành phần: để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có
                        2 trái cà chua
¼ củ hành
                        225g khoai tây
                        50g nấm rơm
                        115g thịt bò thăn xay
                        250ml hoặc 1 cốc nước
                        15ml hoặc 1 thìa nước sốt cà chua
                        1 chút gia vị khô
1.      Khía ngoài trái cà chua, cho vào bát nhỏ với 1 chút nước sôi. Ngâm trong vòng 1 phút, sau đó để ráo, lột vỏ. Cắt cà chua làm 4, vắt hột.
2.      Thái nhỏ hành, khoai tây và nấm rơm.
3.      Xào khô thịt bò trong vòng 5 phút, đảo đều tới khi thịt chín.
4.      Cho cà chua, khoai tây, nấm và hành vào chảo, nấu trong vòng 3 phút. Đảo kỹ tới khi dậy mùi.
5.      Cho thêm nước, nước sốt và gia vị. Đun sôi sau đó giảm nhiệt độ, đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 40 phút tới khi thịt, khoai tây, nấm và hành mềm nhừ.
6.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ.
7.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
8.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Thịt bò và cà rốt om
            Thành phần: để nấu 600ml hoặc 2,5 chén cần có:
                        175g khoai tây
                        225g cà rốt
                        ¼ củ hành
                        175g thịt bò ninh nhừ
                        300ml hoặc 1,25 chén nước nguội
                        Một chút gia vị khô.
1.      Để nóng lò ở nhiệt độ 180oC/350oF/Gas4. Gọt vỏ, cắt nhỏ khoai tây, hành, cho vào nồi chịu nhiệt.
2.      Rửa sạch thịt bò, lọc mỡ, bỏ gân, sụn, dùng dao sắc thái miếng nhỏ.
3.      Cho thịt, nước, gia vị vào nồi đun sôi, đậy vung đun trong vòng 1,5h or tới khi nào thịt nhừ, khoai tây, cà rốt, hành chín mềm.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: có thể thay cà rốt bằng bất cứ loại rau củ nào, vd như củ cải trắng, củ cải vàng.




Thịt cừu hầm với khoai tây
            Để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        115g khoai tây
                        115g cà rốt
                        115g củ cải vàng
                        50g tỏi tây
                        115g thịt cừu thăn
                        300ml or 1,25 chén nước nguội
                        Một chút hương thảo khô
1.      Gọt vỏ khoai tây, cà rốt, củ cải, rửa sạch và thái miếng nhỏ. Chẻ đôi tỏi tây, rửa sạch và thái nhỏ. Cho rau củ vào nồi.
2.      Rửa sạch thịt cừu bằng nước lạnh, thái miếng nhỏ, lọc bỏ mỡ.
3.      Cho thịt vào nồi cùng nước và hương thảo. Đun sôi, đậy kín vung, sau đó đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút or tới khi nào thịt cừu chín nhừ.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Thịt cừu nấu với đậu lăng.
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        115g thịt cừu
                        115g củ cải vàng
                        1 cây cần tây
                        25g or 2 thìa đậu lăng đỏ
                        15ml or 1 thìa nước sốt cà chua
                        350ml or 1,5 chén nước nguội
1.      Rửa sạch thịt cừu bằng nước lạnh, lọc bỏ mỡ, thái miếng nhỏ. Gọt vỏ củ cải,  rửa sạch củ cải và cần tây bằng nước lạnh. Thái miếng nhỏ và cho vào nồi.
2.      Cho đậu lăng đỏ vào rây, rửa sạch, loại hạt hỏng. Cho thịt cừu, nước sốt cà chua và đậu lăng vào nồi.
3.      Cho thêm nước, đun sôi, sau đó đậy vung đun nhỏ lửa trong vòng 40 phút hoặc tới khi đậu lăng mềm. Cho thêm chút nước trong khi nấu nếu cần.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món khác: Có thể thay đậu lăng đỏ bằng đậu lăng xanh hoặc quả đỗ thái nhỏ, thay bí xanh cho cần tây.

Thịt lợn hầm đỗ xanh
            Thành phần để nấu cho 450ml hoặc 1+ 7/8 chén cần có:
                        115g thịt lợn thăn
                        115g khoai tây
                        115g cà rốt
                        75g quả đỗ
                        1 chút xô thơm
                        350ml or 1,5 chén nước nguội
1.      Rửa sạch thịt, lọc bỏ mỡ, gân, thái miếng nhỏ.
2.      Gọt khoai tây, cà rốt, tước bỏ xơ quả đỗ, rửa sạch , thái nhỏ.
3.      Cho thịt lợn, khoai tây, cà rốt, xô thơm và nước vào nồi. Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút.
4.      Cho quả đỗ vào nồi, đậy vung, đun tiếp trong vòng 10 phút tới khi rau quả chín mềm.
5.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món khác: Có thể thay thịt lợn bằng bất cứ loại thịt nào khác, ví dụ như thịt gà tây; quả đậu tằm thay cho đậu xanh.

Thịt lợn nấu với táo
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        175g thịt lợn thăn
                        175g khoai tây
                        175g củ cải trắng or củ cải vàng
                        ¼ củ hành
                        ½ trái táo
                        300ml or 1,25 cốc nước nguội
                        Một ít rau mùi
1.      Để nóng lò trước ở nhiệt độ 180o C/350o F. Rửa sạch thịt bằng nước lạnh, lọc bỏ mỡ, gân, sau đó thái miếng. Gọt vỏ và thái khoai tây, củ cải, hành thành miếng nhỏ. Gọt vỏ, bỏ lõi và hột táo.
2.      Cho thịt, rau, củ, táo, nước vào nồi chịu nhiệt, đun sôi, đảo 1-2 lần.
3.      Đậy vung, nấu trong 1,25h tới khi thịt nhừ.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông

Món bột Catri
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        50g or ¼ chén gạo
                        25g or 2 thìa hạt đậu hoà lan
                        350ml or 1,5 chén sữa bột pha loãng
                        90g cá tuyết lọc bỏ da
                        2 lòng đỏ trứng gà luộc chín
1.      Cho gạo, đậu, sữa và cá vào nồi, đun sôi, sau đó đậy vung đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút, tới khi cá chín và hạt gạo mềm.
2.      Lấy cá khỏi nồi, xé nhỏ, lọc sạch xương
3.      Cho cá đã xé nhỏ vào nồi, cùng với lòng đỏ trứng
4.      Dùng nĩa nghiền thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Hoặc bạn có thể dùng máy xay or rây nghiền thức ăn.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món rau quả Địa Trung Hải
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có
                        3 trái cà chua
                        175g bí xanh
                        75g nấm rơm
                        115g ớt ngọt chín
                        20ml or 4 thìa nước sốt cà chua
                        250ml or 1 cốc nước nguội
                        1 chút gia vị khô
                        40g nui/mì ống khô
1.      Khía ngoài vỏ cà chua, cho vào bát nước sôi, đậy kín trong vòng 1 phút, sau đó để ráo nước, lột vỏ. Cắt tư cà chua, vắt hột.
2.      Lọc bỏ phần vỏ và ruột xốp trong bí xanh. Cắt bỏ lõi và hạt ớt ngọt, nhặt xạch nấm.
3.      Rửa sạch, thái miếng bí xanh và nấm, thái nhỏ ớt ngọt.
4.      Cho rau quả vào nầu có nước sốt cà chua, nước và gia vị. Đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút or tới khi rau quả chín mềm.
5.      Trong khi chờ đợi, ngâm nui trong nước sôi khoảng 8-10 phút tới khi nui mềm. Để ráo nước.
6.      Cho rau quả và nui vào xay or nghiền nát.
7.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
8.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món mì rau quả
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có
                        115g cà rốt
                        50g cải xanh
                        25g quả đỗ
                        25g or 2 thìa súp hạt ngô
                        50g nui khô
                        350ml or 1,5 chén sữa pha loãng
                        50g pho mát Cheddar mềm
1.      Gọt vỏ cà rốt, nhặt rau cải, tước bỏ xơ quả đỗ. Rửa sạch, thái nhỏ.
2.      Cho rau, quả, ngô, nui, sữa vào nồi, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa, mở vung trong vòng 12-15 phút tới khi nui chín mềm.
3.      Xát pho mát, trộn với rau quả, đảo đến khi pho mát chảy đều.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc phù hợp với trẻ. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
5.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: Có thể tuỳ ý thay đổi các loại rau củ.

Món táo và cam nấu
Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:       
            2 trái táo
            5ml or 1 thìa cà phê vỏ cam nghiền và 15ml or 1 thìa súp nước cam
            15ml or 1 thìa súp bột trứng sữa
            5ml or 1 thìa cà phê đường trắng
            150ml or 2/3 chén sữa bột pha loãng
1.      Cắt tư trái táo, gọt vỏ, bỏ lõi. Thái nhỏ và cho vào nồi lẫn với vỏ cam nghiền và nước cam.
2.      Đậy kín và đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút, thỉnh thoảng đảo qua tới khi táo mềm.
3.      Trộn bột trứng sữa và đường với 1 chút sữa để làm bột. Đun sôi chỗ sữa còn lại và trộn vào chỗ bột vừa trộn.
4.      Đổ bột lại trong nồi, đun sôi nhỏ lửa, đảo tới khi bột đặc lại và mịn.
5.      Nghiền và rây táo tạo độ đậm đặc phù hợp. Cho bột vào đảo đều.
6.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho trẻ ăn.
7.      Đậy kín chỗ thức ăn còn lại, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món tráng miệng bằng hoa quả
            Thành phần để nấu được 450ml hoặc 1 + 7/8 chén cần có:
                        1 trái lê chín
                        225g mận chín
                        15ml hoặc 1 thìa súp đường trắng
                        15ml hoặc 1 thìa bột sữa trứng
                        150ml hoặc 2/3 chén sữa bột pha loãng
1.      Lê bổ tư, gọt vỏ bỏ lõi và thái miếng nhỏ. Mận rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và thái lát mỏng.
2.      Cho hoa quả vào nồi cùng 15ml hoặc 1 thìa súp nước và 10ml or 1 thìa cà phê đường. Đậy vung đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút tới khi hoa quả chín mềm.
3.      Trộn bột trứng sữa với chỗ đường còn lại và 1 chút sữa tới khi bột mềm.
4.      Đun sôi chỗ sữa còn lại và khuấy đều, trộn với bột trứng sữa. Cho bột vào nồi và đun sôi, nguấy đều tới khi bột đặc và mềm.
5.      Nghiền hoặc xay hoa quả tạo độ đậm đặc phù hợp và trộn với bột. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho trẻ ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Món tráng miệng đào Melba
            Thành phần để nấu 175ml or ¾ chén cần có
                        1 trái đào chín
25g mâm xôi tươi or đông lạnh
                        15ml or 1 thìa súp đường dùng làm kem trứng
                        115g sữa chua Hy lạp tươi
1.      Tách đôi trái đào, bỏ hạt, thái lát mỏng. Cho đào và mâm xôi vào nồi cùng với 15ml or 1 thìa súp nước nguội.
2.      Đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút tới khi đào và mâm xôi mềm.
3.      Dùng rây nghiền đào và mâm xôi, lọc bỏ hạt mâm xôi.
4.      Để nguội, trộn kỹ với đường và sữa chua. Cho thức ăn ra đĩa.
5.      Đậy chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h.


Món khác: Món chuối Banarama: Để làm 1 suất nhỏ cần có ½ trái chuối, 15ml or 1 thìa súp sữa chua Hy Lạp tươi. Nghiền chuối, trộn đều với sữa chua. Nguấy kỹ, đảo đều. Dùng ngay. Không được làm sẵn món này trước bữa ăn, chuối sẽ đổi màu không đẹp mắt.

Mẹo nhỏ: Mặc dù có thể làm đông các món hoa quả nghiền có đường thành từng miếng nhỏ, nhưng món đào Melba không được làm đông.

GIAI ĐOẠN 4: VỚI TRẺ TỪ 9 THÁNG ĐẾN 12 THÁNG TUỔI.



Đối với trẻ ở  lứa tuổi này nên chuyển dần từ thức ăn xay hoặc nghiền sang thức ăn thái mỏng hoặc nghiền thô. Lúc này bé đã có thể cùng ngồi ăn với gia đình, và nếm thử 1 chút thức ăn của người lớn. Bạn cần cho bé ăn 3 bữa chính, và 2-3 bữa điểm tâm mỗi ngày. Trẻ lớn rất nhanh vì vậy cần cho bé ăn ít một và thường xuyên để đảm bảo năng lượng và duy trì tốc độ tăng trưởng.

Các loại thức ăn thích hợp:
-         Trứng: cả lòng đỏ và lòng trắng
-         Các loại hạt nghiền nát
-         Thêm các gia vị mới, làm đông 1 số món của người lớn.
-         Tăng thêm các món ăn bé có thể tự cầm ăn: lát hoa quả gọt vỏ (táo, lê), cà rốt sống, dưa chuột, 1 vài miếng thịt gà đã luộc chín.
-         Các món chế biến từ những nhóm thực phẩm chính trên.

Các loại thức ăn cần tránh:
-         Hạn chế tối đa muối và không dùng đến muối khi chế biến thức ăn.
-         Đường: cho 1 lượng vừa đủ để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, tránh không để thức ăn quá ngọt.
-         Mật ong.
-         Mỡ: cần lọc bỏ toàn bộ thịt mỡ, nên nướng thay vì rán.
-         Phủ tạng động vật: thận, gan.

Bé có thể tự ăn?
            Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi khi giúp bé học cách tự xúc ăn. Một số bé thích được tự xúc ăn khi còn rất nhỏ, và những ngón tay nhỏ xinh khi tự cầm thìa, với lấy bát rất nhanh khi bạn đang xúc cho bé ăn. Khi bé còn đang phải ăn các món nhừ, bạn nên cho bé cầm chơi 1 chiếc thìa khác. Khi đó bạn có thể tranh thủ đút thức ăn cho bé.
            Khi trẻ lớn hơn 1 chút, hãy cho bé cầm 1 vài lát hoa quả trong khi bạn vẫn tiếp tục xúc cho bé ăn. Cà rốt, súp lơ trắng, súp lơ xanh luộc chín rất mềm và hợp khẩu vị với bé ở độ tuổi này. Khi trẻ lớn bạn có thể cho bé ăn 1 chút bánh mì, và bánh que nhỏ.
            Khuyến khích trẻ tự xúc ăn: khi bé bắt đầu biết tự xúc ăn, bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn nữa. Cố gắng giảm lượng thức ăn vương vãi dính lên người bé bằng cách xắn cao tay áo cho bé, cho bé đeo yếm – tốt nhất nên dùng loại có tay.
            Cần loại bỏ các loại dây buộc vướng víu khác và luôn có khăn ướt sẵn sàng ở bên.
           
Dạy bé cách tự xúc ăn
1.      Cho bé đeo yếm cẩn thận. Cho bé cầm nghịch 1 chiếc thìa khác.
2.      Khi cho bé ăn, hãy để bé nghịch 1 chút, bằng thìa riêng hay với bàn tay nhỏ xinh của bé.
3.      Hãy để bé được tự cầm cốc và thìa. Đừng lo bé sẽ làm đổ thức ăn ra ngoài. Ở độ tuổi này chuyện đó là rất bình thường.
4.      Hãy để khăn lau tay ướt ở bên và lau sạch đồ trong khi cho bé ăn. Hãy kiên nhẫn và giúp bé từ từ học cách xúc ăn.
Mặc dù thức ăn vương vãi quá nhiều làm bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng hãy cố gắng tiếp tục giúp bé tập cách tự xúc ăn. Trẻ được khuyến khích sẽ cảm thấy rất thích thú. Sau này bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian cho bé ăn., hay dọn dẹp chỗ thức ăn bị bắn ra ngoài. Những bé lúc nào cũng được đút, và luôn tìm cách với lấy bát sẽ làm các bà mẹ cảm thấy đau đầu. Hơn nữa bé sẽ sớm có thể cùng ngồi ăn với gia đình.

Phải làm gì khi trẻ bị sặc
-         Không nên lãng phí thời gian lấy thức ăn ra khỏi miệng bé trừ khi điều đó có thể thực hiện 1 cách dễ dàng.
-         Lật úp bé, cho đầu chúc xuống, đỡ cổ bé và vỗ vào giữa 2 xương dẹt đằng sau lưng.
-         Nếu bé vẫn chưa đỡ, hãy làm lại 1 lần nữa.
-         Nếu bạn quá lo lắng, hãy gọi ngay xe cấp cứu or bác sĩ.

Làm thế nào để giữ vệ sinh khi cho bé ăn.
            Khi bé lớn, lượng thức ăn vương vãi ra cũng tăng theo. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi thức ăn cứ rơi vãi và bắn tung ra sàn nhà, quần áo,..
-         Hãy lựa chọn loại yếm lớn. Yếm bằng vải có riềm nilon phù hợp nhất khi bé còn nhỏ. Sau đó bạn có thể dùng loại yếm có túi đằng trước để hứng thức ăn rơi vãi ra ngoài. Cần kiểm tra kỹ phía sau cổ của bé vì có thể dây buộc yếm làm bé bị cộm or nổi mẩn.
-         Nếu bạn định cho bé ăn trong phòng khách, hãy trải 1 tấm ga nhỏ cũ, báo or khăn nilon lên trên thảm. Nếu bạn đi thăm bạn bè hãy mang chúng theo.
-         Hãy cho bé cầm 1 chiếc thìa or đồ chơi nhỏ để bé không với lấy chiếc thìa mà bạn đang dùng để xúc cho bé ăn.

Các món bé có thể cầm ăn
            Các món này không chỉ khiến bé cảm thấy hứng thú mà còn giúp bé học cách tự xúc ăn. Món điểm tâm luôn có vai trò quan trọng đối với trẻ vì bé chỉ ăn những bữa rất nhỏ. Nhưng bé lớn nhanh và cần bổ sung rất nhiều năng lượng. Hãy lựa chọn những thức ăn bổ dưỡng và tránh các món điểm tâm có chứa đường, quá ngọt như bánh sô cô la.
            Các món bé có thể cầm ăn: Mận, Nho, Bánh  kẹp thịt nhỏ, Cần tây, cà rốt, miếng thịt gà nhỏ, bánh cá viên, bánh nướng hình tam giác, bánh trộn xì dầu.
            Mẹo nhỏ:
o       Cần đảm bảo là bé cảm thấy thoải mái khi ngồi trong lòng bạn hay trên ghế trong bữa ăn.
o       Hãy kiểm tra độ nóng của thức ăn và đảm bảo món ăn không quá nóng đối với bé,
o       Hãy thay đổi độ đậm đặc của món ăn: một số bé thích các món thực sự loãng, một số bé lại rất ghét các cục và tảng nhỏ, trong khi bé khác thì cảm thấy thích thú. Một số bé thích những món có thể cầm ăn.
o       Hãy khuyến khích con bạn tự xúc ăn. Đừng quá lo lắng vì bé liên tục làm vương vãi thức ăn. Nhưng bạn phải nhớ luôn lau chân tay, mặt mũi cho bé thật sạch.
o       Hãy kiên nhẫn và bình tĩnh. Nếu bé liên tục làm vãi thức ăn, bạn có thể mua đồ ăn sẵn thay vì tự chế biến. Điều đó giúp bạn tiết kiệm thời gian.
o       Không nên để bé thấy bạn cau mày hay bực bội. Thậm chí ngay cả với bé dưới 1 tuổi cũng có thể cảm nhận được điều đó.
o       Khi bé đã biết ăn các món đặc, bạn hãy cho bé uống 1 chút sữa sau bữa ăn. Điều đó giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn. Nếu cho bé uống trước khi ăn, bé sẽ no và không chịu ăn món mà bạn nấu nữa.
o       Hãy tránh cho trẻ ăn bánh bích quy và các thức ăn có gia vị ngọt vì bé sẽ nhận biết rất nhanh là nếu hờn dỗi, mẹ sẽ đưa bánh cho bé.
o       Bạn nên nhớ không bé nào chịu nhịn ăn. Hãy cho bé thử ăn nhiều món và đừng vội thất vọng.

Với trẻ kén ăn
            Trong một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ rất kén ăn. Nếu các bữa ăn yên tĩnh và bát đĩa sạch trơn, gia đình bạn quả là hiếm có. Thậm chí ngay cả trẻ nhỏ cũng biết được áp lực của chúng đối với ba mẹ, và các bữa ăn luôn là là thời gian để bé kiểm nghiệm điều đó. Sau đây là 1 số các vấn đề mà các ông bố bà mẹ thường gặp và cách giải quyết.
-         Bé không chịu nuốt: Bạn có thể đang cố cai sữa cho bé quá sớm hoặc đơn giản là bé không thích mùi vị của món ăn đó. Nếu bạn bắt đầu tập cho bé ăn bột gạo, thì tiếp theo đó nên thử với khoai tây, củ cải or 1 chút táo nghiền trộn với bột gạo. Nếu không thành công, có thể con bạn chưa sẵn sàng với các món ăn dạng đặc. Hãy thử tập cho bé ăn sau 1-2 tuần nữa.
-         Bé bịt miệng không chịu ăn: Một số bé ban đầu cảm thấy khó chịu với 1 số món đặc, và có thể rất khổ sở, lúc nào cũng bịt miệng như không muốn ăn. Bạn thử nấu loãng hơn với sữa bột hoặc nước vì thức ăn có thể quá đặc đối với bé. Hoặc bạn đã xúc cho bé quá nhiều thức ăn, hãy xúc từng thìa nhỏ cho bé. Nếu cả 2 cách trên đều không được, bạn hãy ngừng tập cho bé ăn thức ăn dạng đặc, tiếp tục cho bú sữa mẹ or ăn sữa ngoài như bình thường và âu yếm bé. Sau đó 1 vài ngày or 1-2 tuần hãy thử lại. Nếu bé được gần 6 tháng tuổi, hãy xin lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.
-         Trẻ biếng ăn: Độ thèm ăn ở trẻ cũng giống như ở người lớn rất khác biệt nhau. Không được ép bé ăn. Nếu bé đang ăn rất tốt, bỗng quay đi và nhả thức ăn ra, điều đó chứng tỏ bé đã no, kể cả khi bạn cho rằng bé ăn quá ít. Không nên khuyến khích bé ăn hết thức ăn trong bát: điều đó không có lợi gì dù bé ở bất kỳ độ tuổi nào, và có thể việc làm đó sẽ phản tác dụng. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé.

Tầm quan trọng của 1 thực đơn đa dạng và phong phú:
            Khi bé bắt đầu bước sang thời ký ăn nhiều loại rau củ và hoa quả nghiền, hầm nhừ, bạn cũng nên tập dần cho bé quen với 1 chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ và những thói quen ăn uống đầy đủ chất. Một chế độ dinh dưỡng như vậy sẽ theo bé suốt tuổi thơ và cả khi bé trở thành người lớn.
            Tất nhiên bạn nên cho bé ăn những món trong 4 nhóm thực phẩm chính. Nhưng cần đảm bảo rằng các loại thức ăn mà bạn lựa chọn phù hợp với độ tuổi của trẻ.

            Nhóm 1: Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, gạo và nui.
            Nhóm 2: Rau củ và hoa quả - bắt đầu với các vị nhạt như khoai tậy, củ cải trắng or củ cải vàng, sau đó là các vị đậm hơn và phong phú về chủng loại.
            Nhóm 3: Thịt và các món thay thế thịt – thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu đỗ (quả đỗ, đậu lăng, hạt đỗ), đậu phụ và các loại hạt nghiễn kỹ.
            Nhóm 4: Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa – bao gồm sữa đậu nành, bơ, sữa chua (đầu tiên là dạng thường sau đó là sữa chua các vị), pho mát.

Có 2 nhóm thực phẩm khác có thể làm tăng độ phong phú, hương vị cho bữa ăn và tăng thêm năng lượng cho bé:
            Nhóm 5: đường
            Nhóm 6: chất béo và dầu ăn

            Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng không nên nêm đường vào các món ăn dành cho bé, hay cho bé uống các loại nước có đường, đặc biệt là trong thời gian đầu cai sữa. Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu nhất định về đường, nhưng để tiêu thụ đường mà không hình thành những thói quen xấu ở trẻ, bạn cần tập cho bé ăn các loại thức ăn có vị ngọt tự nhiên. Hãy chọn táo tươi thay vì táo vị gắt đã được chế biến sẵn, trộn chuối or mơ chín với các loại hoa quả có vị gắt hơn 1 chút.
            Đối với những loại thức ăn có vị gắt, hãy cho thêm 5ml or 1 thìa cà phê đường để món ăn có vị dịu, mà lại không quá ngọt. Nếu được lựa chọn các bé sẽ chọn ngay những món có vị ngọt hơn. Nên bạn cần lưu ý đảm bảo sự đa dạng về hương vị trong thực đơn. Đối với trẻ trong độ tuổi này, quá nhiều đường or thức ăn, đồ uống ngọt có thể làm sâu răng, mặc dù bé chỉ mới mọc vài chiếc răng sữa nhỏ.
            Nên tránh cho bé ăn điểm tâm với bánh bích quy vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Khuyến khích trẻ ăn các món:
o       một miếng chuối
o       1 khoanh bánh mì nhạt
o       1 vài mẩu bánh nướng với ma gi cô đặc
o       Đồ uống có sữa
o       1 ít pho mát.
Kiểm tra lượng mỡ và dầu trong thực đơn dành cho bé. Tránh các món dán, đặc biệt khi bạn mới cho bé tập ăn, vì chúng sẽ làm bé khó tiêu. Khi trẻ lớn hơn 1 chút, bạn có thể phết bơ or pho mát lên mẩu bánh nướng nhỏ, or cho bé tự cầm ăn khoai tây nướng. Tiếp tục cho bé ăn sữa và tập uống sữa bò (chứa chất béo) làm đồ uống chính khi bé trên 1 tuổi. không nên cho trẻ uống sữa gầy vì loại sữa này không chứa các vitamin A,D hoà tan chất béo, trẻ sẽ không hấp thu được năng lượng cần thiết.

Đồ ăn sẵn hay các món bạn tự chế biến?
            Hầu hết các bà mẹ trẻ đều kết hợp hai loại thức ăn trên. Đồ ăn sẵn có thể tiện lợi và dễ chế biến khi gia đình đi dã ngoại. Bạn cũng có thể cho bé ăn các loại thực phẩm này cho đến khi các bữa của bé trùng với gia đình. Thực phẩm sấy khô rất tiện lợi khi mỗi bữa bé chỉ ăn vài thìa nhỏ.
            Nói cách khác, bạn có thể tự chế biến thành các món với lượng lớn, cho bé ăn dần hoặc sử dụng các loại thực phẩm dành cho các thành viên khác trong gia đình, và thường khiến bạn cảm thấy an toàn hơn so với đồ được chế biến sẵn. Hơn nữa, nếu bé cảm thấy ngon miệng và ăn hết chỗ thức ăn bạn nấu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất vui.

Bột mì nấu với thịt cừu
            Thành phần để nấu 750ml or 3 + 1/3 chén cần có
                        115g cà rốt
                        115g củ cải vàng
                        ¼ củ hành
                        175g thăn cừu
                        5ml or 1 thìa cà phê dầu ăn
                        10ml or 2 thìa cà phê nước ép rau quả
                        30ml or 2 thìa súp cà chua
                        300ml hoặc 1,25 chén nước nguội
                        50g hạt mì
1.      Gọt vỏ cà rốt, củ cải và hành. Rửa sạch, thái nhỏ. Rửa thịt cừu, lọc bỏ mỡ, thái miếng
2.      Đun nóng dầu ăn, rán thịt cừu tới khi chín vàng
3.      Cho rau quả vào nồi và nấu trong vòng 2 phút, đảo đều cùng nước, quả lý chua. Đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 25 phút.
4.      Lọc sạch mì bằng rây. Đậy vung, hấp trên nồi thịt cừu trong vòng 15 phút
5.      Thái nhỏ và nghiền thịt cừu với rau quả tạo độ đậm đặc như ý muốn. Dầm nhuyễn hạt mì bằng nĩa và cho vào đảo kỹ với thịt cừu.
6.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
7.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Thịt lợn nấu với ớt ngọt
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        175g thịt lợn thăn
                        75g cà rốt
                        175g khoai tây
                        ¼ củ hành
                        ¼ trái ớt chín
                        5ml or 1 thìa cà phê dầu ăn
                        150g or 2/3 chén đậu hộp
                        150ml or 2/3 chén nước nguội
                        2,5ml hoặc ½ thìa cà phê bột ớt ngọt
1.      Để nóng lò ở nhiệt độ 180oC. Rửa sạch thịt lợn bằng nước lạnh, để ráo, lọc sạch mỡ và xương sụn. Thái thịt thành từng miếng nhỏ.
2.      Gọt vỏ cà rốt, khoai tây và hành. Rửa sạch dưới vòi nước lạnh, sau đó thái miếng nhỏ.
3.      Đun nóng dầu trong nồi chịu nhiệt, rán thịt trong vòng vài phút, đảo đều tới khi thịt chín vàng. Cho rau quả vào nồi nấu trong 2 phút, sau đó cho bột ớt ngọt, nước và đậu hộp vào nấu cùng.
4.      Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 1,25h tới khi thịt chín mềm.
5.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn. Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể làm đông.

Mẹo nhỏ: Nếu dùng máy xay nghiền thức ăn, bạn nên chắt nước dùng ra, xay xong, trộn đều với nước dùng tạo độ đậm đặc như mong muốn.

Thịt gà nấu với cần tây.
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        175g thịt đùi gà, bỏ da, bỏ xương
                        ¼ củ hành
                        225g cà rốt
                        75g cần tây
                        5ml or 1 thìa café dầu
                        10ml or 2 thìa nước cốt rau quả
                        250ml or 1 chén nước nguội
1.      Rửa sạch thịt bằng nước lạnh, để ráo, lọc sạch mỡ và thái miếng
2.      Nhặt và rửa sạch rau, thái miếng nhỏ.
3.      Đun nóng dầu, cho gà và hành vào rán trong vài phút, đảo đều tới khi chín vàng. Cho cà rốt, cần tây, nước cốt rau quả và nước vào nấu cùng. Đun sôi, đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút tới khi thức ăn chín mềm.
4.      Nghiền thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn. Nếu bạn dùng máy xay thì phải xay cái trước, sau đó cho nước cốt vào từng ít một.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông.

Mẹo nhỏ: Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể thay nước bằng nước xương hầm, or nước súp gia vị, nhưng chọn loại có hàm lượng muối thấp.

Món súp lơ trắng và súp lơ xanh nấu với phomát.
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        175g súp lơ trắng
                        175g súp lơ xanh
                        175g khoai tây
                        300ml or 1,25 chén sữa bột pha loãng
                        75g pho mát Cheddar
1.      Rửa sạch rau, tách từng hoa của 2 loại súp lơ. Thái lát, loại bỏ phần thân và gốc của súp lơ. Gọt vỏ và thái khoai tây thành từng miếng vuông.
2.      Cho rau và sữa vào nồi, đun sôi, sau đó đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 12 – 15 phút tới khi rau chín mềm.
3.      Xát pho mát và cho vào rau, đảo tới khi pho mát chảy đều.
4.      Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn, cho thêm 1 chút sữa nếu cần.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông




Món mì Tagliatelle vị pho mát nấu với thịt và súp lơ xanh.
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
115g súp lơ xanh
50g lát dăm bông mỏng
50g pho mát Cheddar
300ml or 1,25 chén sữa bột pha loãng
50g mì Tagliatelle
1.      Rửa sạch súp lơ và tách thành từng hoa, thái nhỏ cuống. Thái dăm bông và xát pho mát Cheddar
2.      Cho sữa bột pha loãng vào nồi và đun sôi, sau đó cho mì Tagliatelle nấu cùng. Đun sôi nhỏ lửa không đậy vung trong vòng 5 phút.
3.      Cho rau vào, đun trong 10 phút tới khi rau chín mềm.
4.      Cho dăm bông và pho mát vào nấu chung với mì, súp lơ, đảo đều tới khi pho mát tan.
5.      Nghiền thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn. Nếu bạn dùng máy xay thì phải xay cái trước, sau đó cho nước cốt vào từng ít một.
7.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông

Mẹo nhỏ: Mì ống nở, bạn có thể giảm độ đặc của món ăn bằng cách cho thêm 1 chút sữa trước khi hâm nóng.

Món súp Dahl dành cho bé
            Thành phần để nấu 600ml or 2,5 chén cần có:
                        50g or ¼ chén đậu lăng đỏ
                        ¼ củ hành
                        2,5ml or ½ thìa café rau mùi nghiền
                        1,25ml or ¼ thìa café bột nghệ
                        350ml or 1,5 chén nước nguội
                        75g khoai tây, 75g cà rốt, 75g súp lơ trắng, 75g cải bắp xanh.
1.      Rửa sạch đậu lăng bằng nước nguội, loại bỏ hạt hỏng
2.      Thái hành, cho vào nồi cùng với đậu lăng, gia vị và nước
3.      Đun sôi, đậy vung và đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút
4.      Thái khoai tây, cà rốt, cải bắp. Tách súp lơ thành từng hoa nhỏ.
5.      Cho rau củ vào nồi, đảo đều, đun trong vòng 12-15 phút.
6.      Nghiền thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn. Nếu bạn dùng máy xay thì phải xay cái trước, sau đó cho nước cốt vào từng ít một.
7.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
8.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông


Món cá vị pho mát
            Thành phần để nấu 450ml or 1 và 7/8 chén cần có:
                        225g khoai tây
                        50g tỏi tây
                        50g nấm rơm
                        90g cá tuyết đông lạnh bỏ da
                        250ml or 1 chén sữa bột pha loãng
                        50g pho mát Cheddar xát nhỏ.
1.      Gọt vỏ khoai tây, chẻ dọc tỏi tây, cắt bỏ gốc nấm. Rửa sạch các loại rau quả, để ráo, thái nhỏ.
2.      Cho rau củ vào nồi cùng với cá và sữa. Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút tới khi cá chín và khoai tây nhừ.
3.      Lấy cá ra khỏi xoong, xé nhỏ bằng dao và nĩa sạch, loại bỏ xương dăm.
4.      Cho cá vào nồi, đảo đều với pho mát đã xát nhỏ. Nghiền or xay thức ăn tạo độ đậm đặc như mong muốn.
5.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng, để nguội nếu cần trước khi cho bé ăn.
6.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông

Món cá kiểu Creole
            Thành phần để làm 450ml or 1 và 7/8 chén cần có:
                        50g cần tây
                        50g ớt ngọt chín
                        300ml or 1,25 chén nước nguội
                        50g or ¼ chén gạo hạt dài
                        10ml or 2 thìa café nước sốt cà chua
                        90g cá tuyết đông lạnh bỏ da
1.      Nhặt cần tây, ớt ngọt bỏ lõi-hạt. Rửa sạch và thái nhỏ rau quả
2.      Đun sôi nước, cho rau, gạo, nước sốt và cá vào
3.      Đun sôi thức ăn sau đó giảm nhiệt độ, đậy vung, hầm trong vòng 15 phút tới khi gạo và cá chín.
4.      Lấy cá khỏi nồi, dùng dao nĩa xé nhỏ, lọc bỏ xương dăm.
5.      Cho cá vào nồi, nghiền or xay thức ăn
6.      Cho thức ăn ra bát, kiểm tra độ nóng và để nguội nếu cần trước khi cho trẻ ăn.
7.      Đậy kín chỗ thức ăn chưa dùng đến, bảo quản trong tủ lạnh. Sử dụng trong vòng 24h. Có thể để đông

Món bánh Sôcôla
            Để làm 2 chiếc cần có
                        5ml or 1 thìa café cacao
                        5ml or 1 thìa café đường trắng
                        150ml or 2/3 chén sữa bột or sữa bò pha loãng
                        1 quả trứng
1.      Để lò nóng ở 180oC. Đánh ca cao với đường vào 1 chút sữa trong bát nhỏ tạo thành bột dẻo quánh. Đánh thêm với chỗ sữa còn lại, sau đó cho vào nồi.
2.      Đun sôi. Đánh trứng, sau đó khuấy với sữa nóng, đánh đều tới lúc hỗn hợp mềm và dẻo.
3.      Lọc sạch các cục nhỏ trong hỗn hợp, sau đó đổ vào 2 chén nhỏ.
4.      Cho chén vào khay nướng or khay hấp. Cho nước sôi vào khay cao tới nửa chén.
5.      Nướng trong vòng 15-20 phút or tới khi bột bánh đặc lại. Để nguội.
6.      Bảo quản trong tủ lạnh. Cho bé ăn từng chiếc 1, dùng trong vòng 24h.

Bánh trứng sữa Vani
            Thành phần để làm 2 chiếc cần có:
                        1 quả trứng
                        5ml or 1 thìa café đường trắng
                        Vài giọt dầu vani
                        150ml or 2/3 chén sữa bột or sữa bò pha loãng
1.      Để nóng lò ở 180oC. Dùng nĩa đánh trứng, đường và dầu vani trong bát.
2.      Cho sữa vào nồi nhỏ, đặt trong lò tới khi bột trứng sữa sôi.
3.      Khuấy đều với sữa, đánh cùng trứng, tới khi tạo thành bột mềm dẻo.
4.      Lọc sạch các cục nhỏ trong hỗn hợp, sau đó đổ vào 2 chén nhỏ, cho chén vào khay nướng or khay hấp. Cho nước sôi vào khay cao tới nửa chén.
5.      Nướng trong vòng 15-20 phút or tới khi bột bánh đặc lại. Để nguội. Bảo quản trong tủ lạnh. Cho bé ăn từng chiếc 1, dùng trong vòng 24h.

Bánh mì đũa với magi cô đặc.
            Thành phần để làm 36 chiếc cần có:
                        1 chút dầu ăn chống dính cho bánh,
                        150g bột làm bánh pizza
                        Bột mì để rắc lên bánh
                        5ml or 1 thìa magi cô đặc
                        1 lòng đỏ trứng gà.
1.      Thoa 1 chút dầu lên 2 khay nướng. Cho bột bánh pizza vào bát, trộn với 1 ít nước theo chỉ dẫn trên bao bì, nặn tới khi nào bột dẻo mịn.
2.      Rắc 1 chút bột mì lên bề mặt trong vòng 5 phút tới khi bột dẻo và hơi dai.
3.      Cán đều thành 1 lớp rộng khoảng 23cm2 , sau đó cắt thành những miếng nhỏ 7,5 x 1 cm, xoắn đều tạo dáng cho bánh. Đặt lên khay nướng, để tách rời nhau.
4.      Trộn magi cô đặc với lòng đỏ trứng, quét lên bánh. Đậy trên bánh bằng giấy bóng kính có quét 1 lớp dầu ăn. Để ở chỗ ấm trong vòng 20-3 phút để bánh nở.
5.      Trong khi chờ đợi, để nóng lò 220oC. Nướng bánh trong vòng 8-10 phút tới khi bánh căng phồng đều. Để nguội trên khay.
6.      Cho bé ăn 1 - 2 chiếc. Bảo quản bánh trong hộp nhựa trong vòng 3 ngày.
Có thể bảo quản lạnh trong vòng 3 tháng bằng túi nilon.

Bánh mì trứng
            Thành phần để làm 16 chiếc cần có:
                        2 lát bánh mì
                        1 quả trứng
                        30ml or 2 thìa súp sữa bột or sữa bò tươi pha loãng
Một chút bơ và dầu để dán.
1.      Cắt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó cắt thành 2 miếng
2.      Đánh trứng với sữa, nhúng bánh mì từng lát một tới khi trứng sữa dàn đều trên cả 2 mặt.
3.      Đun nóng 1 chút bơ và dầu trong chảo rán. Cho bánh vào dán đều 2 mặt.
4.      Để nguội, cắt nhỏ, cho trẻ ăn chơi or 1 phần của bữa chính.


Bánh pho mát cọng rơm
            Thành phần để làm 42 chiếc bánh cần có:
                        Một chút dầu ăn làm bóng
                        175g or 1,5 chén bột thường
                        75g or 6 thìa súp pho mát or margarine cắt miếng nhỏ
                        115g pho mát Cheddar xát nhỏ
                        1 quả trứng đánh bông
1.      Để lò nóng ở nhiệt độ 200oC. Quét một lớp dầu mỏng lên khay nướng bánh.
2.      Cho bột vào bát, thêm bơ or margarine và nặn tới khi bột mềm và xốp như ruột bánh mì. Sau đó cho pho mát Cheddar vào, đánh đều.
3.      Để riêng 15ml or 1 thìa súp trứng đánh, sau đó cho chỗ còn lại vào đánh kỹ với bột. Nặn tới khi bột mềm mịn, cho thêm nước nếu cần.
4.      Cán đều tạo thành hình chữ nhật, kích thước 30x20cm. Quét lên bế mặt chỗ trứng còn lại.
5.      Cắt thành những sợi nhỏ 7,5x1cm, cho lên khay nướng, tách riêng rẽ các sợi.
6.      Nướng trong vòng 8-10 phút tới khi bánh chín vàng. Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội trên khay nướng.
7.      Cho bé ăn 1-2 chiếc, bảo quản chỗ bánh còn lại trong hộp nhựa trong vòng 1 tuần.
Có thể bảo quản lạnh trong vòng 3 tháng trong hộp nhựa, bọc bằng giấy thấm dầu.
           
Mẹo nhỏ: Bắt đấu thử cho bé ăn bánh làm với pho mát mềm, vị dịu. Sau đó bé sẽ quen dần với các pho mát vị đậm hơn.


Bánh chén nhỏ
            Thành phần để làm 26 chiếc cần có:
                        50g or 4 thìa súp margarine mềm
                        50g or ¼ chén đường trắng
                        50g or 1/3 chén bột mì trộn với bột nở.
                        1 quả trứng.
1.      Để nóng lò ở nhiệt độ 180oC. Cho 26 bao giấy lót lên khay nướng.
2.      Cho các thành phần làm bánh vào bát, đánh đều tới khi bột mềm mịn.
3.      Đổ hỗn hợp vào từng bao giấy, nướng trong vòng 8-10 phút tới khi bánh phồng đều và có màu vàng.
4.      Cho bánh ra giá, để nguội, tách vỏ bao khỏi bánh và cho bé ăn.
5.      Bảo quản chỗ bánh chưa dùng đến trong hộp nhựa trong vòng 3 ngày.
Có thể bảo quản lạnh trong vòng 3 tháng trong hộp nhựa.
           
Mẹo nhỏ: Cắt đôi bánh theo chiều ngang, phết 1 chút mứt không đường. Đặt nửa còn lại lên trên và cho bé ăn.


Bánh bơ giòn
            Thành phần để làm 60 chiếc cần có:
                        Một chút dầu ăn
                        150g or 1 chén bột thường
                        25g or 3 thìa súp bột ngô
                        50g or ¼ chén đường tinh
                        115g or ½ chén bơ
                        Thêm 1 chút đường kính để rắc lên bánh (nếu muốn).
1.      Để nóng lò ở nhiệt độ 180oC, quét 1 chút dầu ăn lên 2 khay nướng.
2.      Cho bột mì, bột ngô và đường vào bát. Cắt bơ thành từng mẩu nhỏ và trộn làm bột mềm, xốp giống ruột bánh mì. Nhào kỹ bột bằng tay (or bằng máy)
3.      Cán phẳng bột tạo thành lớp mỏng, dày khoảng 5mm. Dùng khuôn tạo thành hình cho bánh.
4.      Cho bánh ra khay nướng, rắc lên trên 1 chút đường kính (if muốn), nướng trong vòng 10-12 phút tới khi bánh phồng và có màu vàng nhạt. Để bánh nguội trên khay, sau đó cho bánh ra giá.
5.      Cho bé ăn 1-2 chiếc, bảo quản chỗ bánh chưa dùng đến trong hộp nhựa trong vòng 1 tuần.


Mẹo nhỏ: Loại bánh này có thể bảo quản lạnh trong vòng 3 tháng. Cho bánh vào hộp nhựa, để trong ngăn riêng. Nếu muốn bạn có thể làm đông bột bánh trước khi nướng. Gói kín tránh để bánh bị ám mùi các thức ăn khác.

GIAI ĐOAN 5: TRẺ TRÊN 1 TUỔI


            Khi con bạn đã được 1 tuổi, bé bắt đầu thích ăn nhiều món hơn, và có khẩu vị, sở thích rõ ràng. Đây cũng là lúc bé hình thành những thói quen ăn uống kén chọn. Hãy nhớ rằng trẻ trên 1 tuổi có độ thèm ăn thay đổi thất thường. Hôm thì bé ăn rất ngon miệng và ăn nhiều, có hôm bé lại không thích ăn 1 chút nào. Cần lưu ý tới biểu hiện của các bé, và hãy tập trung nghĩ cách chế biến các món ăn thay vì chỉ chăm chăm lo lắng tại sao hôm nay bé không chịu ăn gì.
Trong phần này, cuốn cẩm nang nhỏ sẽ đem đến cho các bạn 1 số công thức nấu ăn mà trẻ có thể rất thích trong giai đoạn đầu khi các bé bắt đầu hình thành thói quen ăn uống và khẩu vị riêng.

Thực phẩm bao gồm:
Bạn hãy chế biến các món từ 4 nhóm dưới đây:
Ngũ cốc và các thực phẩm chính: ngũ cốc dùng trong bữa sáng, bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo. Nên cho bé ăn 3-4 phần mỗi ngày.
Rau củ và hoa quả: Lựa chọn loại tươi or đóng hộp, đông lạnh or sấy khô. Cố gắng cho bé ăn 3-4 phần mỗi ngày.
Thịt or các thực phẩm thay thế: Thịt bao gồm tất cả các loại thịt: thịt băm, xúc xích, thịt gia cầm, cá (tươi, đóng hộp or đông lạnh), trứng (nấu chín), đậu lăng và các loại đỗ khác (đỗ đỏ, đậu hộp, đậu ngự, đậu xanh), hạt giã nhỏ, bơ lạc mịn.
Thực phẩm chế biến từ sữa: bao gồm 600ml sữa /ngày or sữa, sữa chua, pho mát. Đối với trẻ không thích uống sữa, bạn hãy thử tạo thêm các mùi vị cho sữa, or dùng sữa làm bánh nướng, kem, bánh ngọt, or nước sốt pho mát. Một hộp sữa chua or 40g pho mát có chứa hàm lượng canxi tương đương 190ml sữa.


Mì ống nấu với thịt:
            Thành phần để nấu 2 xuất cần có:
                        50g mì ống khô or nui
                        50g or ½ chén hoa quả trộn đông lạnh.
                        30ml or 2 thìa súp margarine
                        30ml or 2 thìa bột mì
                        150ml or 2/3 chén sữa
                        50g or ½ chén pho mát đỏ Leicester or pho mát Cheddar xát nhỏ.
                        2 lát dăm bông thái nhỏ
                        Muối và tiêu.
1.      Đun mì (nui) trong nước sôi khoảng 5 phút. Cho rau quả vào nồi, đun khoảng 5 phút tới khi mì chín mềm, để ráo nước.
2.      Nấu chảy margarine trong nồi cỡ vừa, trộn với bột. Cho thêm sữa và đun sôi, nguấy đều tới khi hỗn hợp đặc dần và mềm mịn.
3.      Cho 2/3 chỗ pho mát xát nhỏ vào nồi, cho mì (nui) để ráo nước vào cùng với rau quả, thịt và 1 chút muối, tiêu.
4.      Cho mì ra 2 đĩa nông lòng, rắc chỗ pho mát còn lại lên trên. Để nguội 1 chút nếu cần.

Mẹo nhỏ: Công thức này cũng có thế áp dụng với 100g cá ngừ đóng hộp, để ráo thay cho dăm bông. Bạn cũng có thể cho bé ăn dăm bông cùng với nước sốt rau quả và cơm.


Bánh dành cho trẻ mục đồng
            Thành phần để làm 2 xuất cần có:
                        ½ củ hành nhỏ
                        175g thịt bò thăn xay
                        10ml or 2 thìa café bột mì
                        30ml or 2 thìa súp nước sốt cà chua
                        150ml or 2/3 chén nước súp thịt bò
                        Một chút gia vị trộn lẫn
                        Khoảng 50g củ cải vàng thái lát
                        Khoảng 50g củ cải nhỏ
                        Khoảng 115g khoai tây
                        10ml or 2 thìa café sữa
                        15g or 1 thìa súp bơ or margarine
½ củ cà rốt
40g or 3 thìa súp đậu Hoà lan
Muối và tiêu (nếu muốn)
1.      Để nóng lò trước ở nhiệt độ 190oC. Thái nhỏ hành và cho vào nồi cùng với thịt, xào khô ở nhiệt độ thấp, đảo đều tới khi thịt có màu nâu vàng đều.
2.      Cho bột mì vào nồi, nguấy đều, cho thêm nước sốt cà chua, nước súp bò, gia vị, và rau thơm nếu cần. Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút, thỉnh thoảng đảo qua.
3.      Trong khi chờ đợi, thái củ cải và khoai tây, luộc trong vòng 20 phút tới khi chín mềm, để ráo nước.
4.      Trộn với sữa và 1 nửa chỗ bơ và margarine.
5.      Cho khoảng 250ml or 1 chén thịt xay ra 2 đĩa chịu nhiệt. Cho rau nghiền lên trên, rắc đều. Điểm 1 chút bơ or margarine.
6.      Đặt 2 đĩa bánh lên khay nướng. Nướng trong vòng 25-30 phút tới khi mặt bánh vàng đều và phồng.
7.      Gọt vỏ, thái cà rốt thành lát mỏng theo chiều dọc. Dùng khuôn tạo hình xắt miếng nhỏ, luộc cùng với đậu Hoà lan trong vòng 5 phút. Để ráo nước và cho bé ăn kèm với bánh. Cần lưu ý là bánh sẽ rất nóng khi mới lấy ra khỏi lò. Phải để nguội 1 chút mới cho bé ăn.


Thịt cừu hầm
            Thành phần để nấu 2 xuất cần có:
                        115g thăn cừu
                        ¼ củ hành khô
                        1 củ cà rốt nhỏ ~ 50g
                        ½ củ cải nhỏ ~ 50g
                        1 củ khoai tây nhỏ
                        5ml or 1 thìa café dầu ăn
                        150ml or 2/3 chén nước súp thịt cừu
                        Một chút hương thảo khô
                        Muối tiêu (if muốn)
                        Bánh mì vỏ giòn
1.      Rửa sạch thịt cừu bằng nước lạnh, để ráo nước. Lọc sạch thịt mỡ và cắt thành từng miếng vuông nhỏ. Băm nhỏ hành, thái hạt lựu cà rốt và củ cải, thái miếng khoai tây.
2.      Đun nóng dầu trong nồi, cho thịt cừu và hành vào dán tới khi chín vàng. Cho cà rốt, củ cải và khoai tây vào rán cùng với thịt cừu và rau củ trong vòng 3 phút, đảo đều.
3.      Cho nước sốt thịt cừu, hương thảo khô và 1 chút muối tiêu, nếu cần. Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 35-40 phút hoặc tới khi thịt chín mềm và để lại 1 chút nước.
4.      Cho thức ăn ra bát, để nguội 1 chút trước khi cho bé ăn cùng với bánh mì vỏ giòn.


Bánh cá vị pho mát
            Thành phần để làm 2 xuất cần có:
                        1 củ khoai tây ~ 50g
                        25g cải bắp xanh
                        115g lườn cá tuyết or cá Hoki
                        25g or 2 thìa súp ngô nếp
                        150ml or 2/3 chén sữa
                        15ml or 1 thìa súp bơ or margarine
                        15ml or 1 thìa súp bột mì
                        25g or ¼ chén pho mát Leicester đỏ xát nhỏ
                        5ml or 1 thìa hạt vừng
                        Cà rốt ăn kèm
1.      Gọt vỏ, thái khoai tây thành miếng vuông, xắt nhỏ cải bắp. Lọc bỏ da cá và rửa sạch bằng nước lạnh.
2.      Đun sôi nước, cho khoai tây vào luộc trong vòng 10 phút. Cho cải bắp vào nồi nấu 5 phút tới khi khoai và cải mềm. Để ráo nước.
3.      Trong lúc chờ đợi cho cá, ngô và các thành phần còn lại ngoại trừ 10ml or 2 thìa sữa vào 1 nồi khác. Đun sôi, sau đó đậy vung, đun nhỏ lửa trong vòng 8-10 phút tới khi cá mềm. Dùng nĩa kiểm tra độ mềm nhừ của cá.
4.      Chắt lấy nước từ cá và ngô. Rửa nồi, nấu chảy bơ or margarine. Đảo đều với bột, sau đó cho chỗ nước súp mới chắt vào nồi, đun sôi, đảo đều tới khi quánh lại và mềm mịn.
5.      Cho cá và ngô nếp cùng với 1 nửa chỗ pho mát xát nhỏ vào nồi đảo đều. Sau đó cho thức ăn vào 2 đĩa chống nóng.
6.      Trộn khoai tây và cải bắp với 10ml sữa còn lại. Đảo đều với 1 nửa chỗ pho mát còn lại, rưới lên trên cá. Rắc 1 chút vừng và pho mát xát nhỏ lên trên.
7.      Nướng trên vỉ đã làm nóng tới khi bề mặt có màu nâu vàng. Để nguội 1 chút trước khi cho bé ăn.

Món súp lơ trắng và xanh nấu pho mát.
            Thành phần để nấu 2 xuất cần có:
                        1 quả trứng
                        75g súp lơ xanh
                        75g súp lơ trắng
                        15g or 1 thìa margarine
                        15ml or 1 thìa súp bột mì
                        150ml or 2/3 chén sữa
                        40g or 1/3 chén pho mát Leicester đỏ xát nhỏ
                        ½ quả cà chua
                        Muối tiêu (nếu muốn)
1.      Luộc chín trứng
2.      Trong khi chờ trứng chín, tách súp lơ thành những hoa nhỏ, thái mỏng thân súp lơ xanh. Luộc trong vòng 8 phút để súp lơ vừa mềm.
3.      Để ráo rau và lau khô nồi. Nấu chảy margarine, trộn với bột mì sau đó trộn kỹ với sữa, đun sôi, đảo đều tới khi bột đặc lại và mềm mịn.
4.      Cho 2/3 chỗ pho mát xát nhỏ vào nồi cùng với chút rau thơm (if muốn). Để riêng 2 nhánh súp lơ xanh. Đảo đều rau trong nồi cùng với nước sốt.
5.      Cho thức ăn ra đĩa chịu nhiệt và rắc chỗ pho mát còn lại lên trên.
6.      Đặt đĩa lên vỉ, nướng tới khi bề mặt vàng đều và phồng.
7.      Bạn có thể trang điểm cho đĩa thức ăn với 1 hoa súp lơ làm mũi, cà chua thái miếng làm miệng và 2 lát trứng chín làm mắt. Để nguội 1 chút trước khi cho bé ăn.

Mẹo nhỏ: Trang trí đĩa thức ăn ngộ nghĩnh đẩ hấp dẫn trẻ kén ăn.

Bánh mì trứng hình con bướm
            Thành phần để làm 2 xuất cần có:
                        4 nhánh súp lơ xanh
                        8 hạt đậu Hoà lan
                        1 củ cà rốt nhỏ
                        Một lát pho mát Leicester đỏ or pho mát Cheddar
                        2 lát dăm bông
                        2 lát bánh mì
                        1 quả trứng
                        10ml or 2 thìa café sữa
                        5ml or 1 thìa café dầu hướng dương
                        1 chút nước sốt cà chua
1.      Luộc súp lơ và đậu Hoà lan trong vòng 5 phút, để ráo nước.
2.      Thái dọc củ cà rốt thành lát mỏng, dùng khuôn tạo hình hoa. Cắt 4 miếng pho mát hình vuông nhỏ.
3.      Thái chỉ cà rốt để làm râu cho con bướm. Cuộn tròn 2 lát dăm bông, cho vào chính giữa đĩa làm thân con bướm
4.      Dùng dao cắt bánh mì làm 2 cánh bướm.
5.      Đánh trứng với sữa, nhúng bánh mì đều 2 mặt. Đun nóng dầu trong chảo, rán bánh tới khi 2 mặt vàng đều.
6.      Sắp bánh ra đĩa, tạo hình con bướm, dùng bánh mì làm cánh, trang trí cà rốt, pho mát, súp lơ xanh và hạt đậu Hoà lan. Cho 1 chút nước sốt cà chua làm đầu con bướm.


Bánh pizza hình chiếc đồng hồ
            Thành phần để làm 3-4 chiếc cần có
                        20cm vỏ pizza làm sẵn
                        45ml or 3 thìa nước sốt cà chua or nước sốt pizza
                        2 trái cà chua
                        75g or 3/4 chén pho mát xát nhỏ
                        Một chút kinh giới
                        1 quả ớt ngọt xanh
                        1 củ cà rốt cỡ lớn
                        1 lát dăm bông dày

1.      Để nóng lò trước ở nhiệt độ 220oC. Cho vỏ bánh pizza lên khay nướng, rưới nước sốt cà chua, or nước sốt pizza lên trên. Thái nhỏ cà chua và rắc pho mát, kinh giới lên trên bánh.
2.      Cho khay vào lò nướng trong vòng 12 phút tới khi bánh phồng.
3.      Trong khi chờ đợi, bổ đôi trái ớt ngọt, bỏ lõi và hạt, dùng khuôn tạo các số 3,6,9,12. Gọt vỏ và thái lát mỏng cá rốt theo chiều dọc và dùng khuôn tạo các số 1,2,4,5,7,8,10,11. Sắp xếp các số lên bánh tạo hình chiếc đồng hồ.
4.      Cắt 1 khoanh tròn cà rốt. Cắt dăm bông dài khoảng 7,5cm làm kim đồng hồ. Sắp xếp lên bánh.
5.      Cho bánh ra đĩa, sắp lại các số theo đúng chiều kim đồng hồ. Để nguội 1 chút trước khi cắt miếng cho bé ăn.

Bánh kếp – bánh xéo
            Thành phần để làm 2-3 xuất cần có:
                        50g or 1/3 chén bột mì
                        1 quả trứng
                        150ml or 2/3 chén sữa
                        15ml or 1 thìa súp dầu hướng dương
                        Để nhồi bánh cần: 1 quả chuối, 1 quả cam, 2-3 thìa kem, 1 chút siro mận dâu
1.      Cho bột vào bát, thêm trứng, đánh đều với sữa tạo độ mềm mịn. Cho thêm 5ml or 1 thìa café dầu ăn.
2.      Để làm nhân bánh, thái lát chuối, tách lấy ruột cam, bỏ hạt, vỏ, cùi.
3.      Đun nóng chỗ dầu còn lại trong chảo chống dính, cho 30ml or 2 thìa súp bột đã đánh kỹ. Sánh chảo làm đều vỏ bánh, rán trong vòng vài phút tới khi bánh chín và mặt dưới có màu nâu vàng.
4.      Lật bánh, rán vàng mặt kia, sau đó cho ra đĩa. Gấp lại làm 4 và giữ nóng.
5.      Nấu chỗ bột còn lại thành 6 chiếc như ý muốn. Cho 2 chiếc vào mỗi đĩa.
6.      Trộn 1 chút hoa quả với bánh, cho chỗ còn lại, 1 thìa kem, và dưới 1 chút nước đường lên trên bánh. Cho bé ăn khi bánh còn hơi nóng.


Món tráng miệng với mâm xôi
            Thành phần để làm 900ml or 3 và ¾ chén cần có:
                        10ml or 2 thìa café bột gelatine
                        600ml or 2,5 chén nước
                        225g or 2,5 chén đường trắng
                        675g mâm xôi, bỏ vỏ
                        Cùi chanh xát nhỏ, nước cốt 1 nửa trái chanh.
1.      Cho 30ml or 2 thìa súp nước vào chén, rắc gelatine lên trên và để vài phút cho ngấm.
2.      Cho nước và đường vào nồi, đun nóng, đảo đều cho tan đường.
3.      Đun sôi và đun lửa to trong vòng 3 phút. Đặt nồi xuống bếp, trộn hỗn hợp gelatine với nước đường, nguấy kỹ tới khi chúng quyện vào nhau. Để nguội.
4.      Nghiền or xay mâm xôi sau đó lọc cho vào nồi nước. Đảo kỹ với cùi chanh và nước cốt chanh.
5.      Đổ ra bát nhựa, để lạnh trong vòng 6-7 giờ or tới khi hỗn hợp hơi đặc lại.
6.      Đánh bột bánh bằng nĩa or bằng máy tới khi mềm mịn. Cho vào tủ lạnh làm đông.
7.      Lấy bánh khỏi tủ lạnh, để mềm trước khi cho bé ăn khoảng 10 phút. Dùng thìa xúc ra đĩa tạo hình trái dưa hấu nhỏ.

Mẹo nhỏ: Có thể thay thế bằng: Bánh hoa quả
Làm đến bước 3, sau đó cho 500ml các loại hoa quả vào 1 nồi khác. Thêm 60ml or 4 thìa súp nước nguội, đậy vung đun khoảng 5 phút tới khi hoa quả mềm. Cho vào trộn với nước đường đã đun sẵn và tiếp tục làm theo công thức trên.